Câu chuyện lư hương của Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn

Viễn Kiều
Trên các trang cá nhân của cộng đồng mạng quan tâm đến những vấn đề xã hội, phản biện xã hội tại Sài Gòn tràn ngập hình ảnh chính quyền thành phố đã “trả lư hương” tại tượng đài Trần Hưng Đạo, gần bến Bạch Đằng, sông Sài Gòn vào lúc 0 giờ hôm nay, 17.3.2022.
 
Cách đây hơn 3 năm, vào ngày 16.2.2019, chính quyền thành phố đã dùng xe “cẩu” lư hương này, đem về “an trí” tại đền thờ Trần Hưng Đạo trên đường Hiền Vương, nay là Võ Thị Sáu, với lý do “một số phần tử thường tụ tập, đốt nhang gây mất an ninh trật tự thành phố”.
 
Lư hương và tượng đài Trần Hưng Đạo là nơi các nhân vật thường xuyên lên tiếng về vấn đề Biển Đông, người dân biểu tình chống Trung cộng hay đến đó thắp nhang, ngụ ý một tinh thần chống xâm lược mạnh mẽ, anh hùng.
 
Sau khi bức tượng bị mất lư hương, suốt ba năm, các nhà tranh đấu Việt Nam đã lên tiếng đòi lại, và cuối cùng cũng được trả lại khi chuẩn bị cho lễ khánh thành ‘Dự án chỉnh trang công viên Mê Linh và công viên bến Bạch Đằng’.
 
Tượng đài này do nhà điêu khắc Phạm Thông (12/8/1943 – 03/11/2016) là một điêu khắc gia và nhà báo người Việt, đặc biệt là tác giả của nhiều pho tượng Đức ông Trần Hưng Đạo tại Việt Nam trước 1975 và sau này tại Hoa Kỳ.
 
Ông sinh ngày 12 tháng 8/1943 tại Thái Bình, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1965, mất ngày 03 tháng 11/2016 tại Houston, Texas. Ông thực hiện tượng đài này vào năm 1967.

 

Tượng đài Trần Hưng Đạo hiện nay được người dân Sài Gòn xem như một địa điểm tâm linh bất khả xâm phạm.

 

VIỄN KIỀU
lư hươngtrần hưng đạotượng đài
Comments (0)
Add Comment