Tin thế giới trong ngày 7.5- Putin nhậm chức tổng thống trong bối cảnh không có đại diện Mỹ và Châu âu tham dự

TVN

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cho biết nội các chiến tranh của nước này đã “nhất trí quyết định” “tiếp tục hoạt động” tại Rafah, một thành phố ở miền nam Gaza. Trước đó, Israel đã yêu cầu hơn 100.000 người trong khu vực sơ tán đến nơi mà nước này tuyên bố là vùng nhân đạo. Trong khi đó Hamas cho biết họ đã thông qua một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza do Ai Cập và Qatar đề xuất và “quả bóng [hiện] đang trong chân Israel.” Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, ông Netanyahu nói đề xuất này “không đáp ứng được các yêu cầu cốt lõi của Israel” nhưng đàm phán sẽ tiếp tục. Liên Hợp Quốc kêu gọi chính phủ Israel và lãnh đạo Hamas đạt được thỏa thuận.

Một binh sĩ Mỹ đã bị bắt giam ở Nga với cáo buộc vi phạm hình sự, Quân đội Mỹ hôm 6/5 cho biết. Đây là vụ bắt giam người Mỹ mới nhất của Nga.

Một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters rằng người lính này đóng tại Hàn Quốc. Một quan chức Mỹ khác cho biết người lính này bị buộc tội ăn cắp tiền của một phụ nữ.

Quân đội Mỹ không nói rõ chi tiết về cáo buộc, với lý do vấn đề nhạy cảm. Moscow cho biết họ đã thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ về việc bắt giữ hình sự binh sĩ này theo Công ước Vienna về Quan hệ Lãnh sự.

Tập Cận Bình đã gặp Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, và Ursula von der Leyen, người đứng đầu Ủy ban châu Âu, tại Paris khi ông bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài hai ngày tới Pháp. Ông Tập gọi mối quan hệ của Trung Quốc với Pháp là “hình mẫu cho cộng đồng quốc tế.” Ông Macron kêu gọi nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra “các quy tắc công bằng cho tất cả” nhằm giảm bớt căng thẳng thương mại và đảm bảo “mối quan hệ cân bằng” giữa châu Âu và Trung Quốc.

Đại học Columbia ở New York thông báo hủy buổi lễ tốt nghiệp chính dự kiến vào ngày 15 tháng 5 sau nhiều tuần biểu tình của sinh viên ủng hộ Palestine. Thay vào đó, trường sẽ tổ chức các buổi lễ nhỏ hơn cho mỗi trường trong số 19 trường thành viên. Hơn 200 người đã bị bắt tại Columbia kể từ giữa tháng 4. Ngoài ra, Đại học Emory ở Atlanta cũng thông báo chuyển lễ khai giảng đến một địa điểm ngoài khuôn viên trường.

Theo Hãng tin Reuters, ngày 6-5, Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi các đồng minh quốc tế không công nhận ông Vladimir Putin là tổng thống Nga hợp pháp.

Thông báo của bộ này nêu: “Ukraine thấy không có cơ sở hợp pháp nào công nhận [ông Putin] là tổng thống hợp pháp, được bầu một cách dân chủ của Liên bang Nga”.

Tuyên bố này được đưa ra ngay trước thềm lễ nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ mới của ông Putin, dự kiến diễn ra ngày 7-5.

Ngoài Kiev, Bộ Ngoại giao Đức cũng đã công khai khẳng định sẽ không cử bất kỳ đại diện nào đến lễ nhậm chức của ông Putin. Thực tế, Berlin đã triệu tập đại sứ của mình tại Matxcơva về nước hôm 6-5.

Các nước Baltic, bao gồm Lithuania, Estonia và Latvia, cũng khẳng định sẽ không tham dự.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi lễ nhậm chức tổng thống Nga lần thứ 5, hôm 7-5. Ảnh: ĐIỆN KREMLIN

Chiều nay (7-5), Tổng thống Nga Vladimir Putin, 71 tuổi, chính thức nhậm chức tổng thống Nga lần thứ năm. Buổi lễ nhậm chức diễn ra tại Điện Kremlin (thủ đô Moscow).

Một quan chức cấp cao của Điện Kremlin cho biết người đứng đầu tất cả các cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Moscow đã được mời tới dự lễ nhậm chức của ông Putin, theo hãng tin Interfax. Tuy nhiên đa số các nước phương Tây đều không cử đại diện tham dự lễ nhậm chức, theo hãng tin Reuters.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết: “Chúng tôi không có đại diện tại lễ nhậm chức của [ông Putin]. Chúng tôi chắc chắn không coi cuộc bầu cử đó là tự do và công bằng nhưng ông ấy là tổng thống Nga và ông ấy sẽ tiếp tục giữ chức vụ đó”.

Anh và Canada cho biết không cử đại diện đến dự buổi lễ. Người phát ngôn của Liên minh châu Âu (EU) nói với hãng tin Reuters rằng đại diện của khối tại Nga cũng không tham dự lễ nhậm chức tổng thống của ông Putin.

Đức cũng cho biết nước này không cử đại diện dự lễ nhậm chức của ông Putin. Berlin triệu hồi Đại sứ của nước này tại Nga – ông Alexander Graf Lambsdorff về nước hôm 6-5.

CH Czech và ba quốc gia vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania đều không cử đại diện tham gia buổi lễ. Các nước này đều đã rút đại sứ tại Nga về nước.

Ngoại trưởng Lithuania – ông Gabrielius Landsbergis cho biết: “Việc tham gia lễ nhậm chức của ông Putin là không thể chấp nhận được đối với Lithuania. Ưu tiên của chúng tôi vẫn là hỗ trợ Ukraine và người dân nước này chiến đấu chống lại Nga”.

Một nhà ngoại giao châu Âu cho biết 20 quốc gia thành viên EU không tham gia buổi lễ nhậm chức của ông Putin. Dù vậy, Pháp, Hungary và Slovakia đều cử đại diện tham dự.

Về phía Ukraine, Bộ Ngoại giao nước này nói rằng Ukraine “thấy không có cơ sở pháp lý để công nhận ông [Putin] là tổng thống hợp pháp và được bầu cử dân chủ của Liên bang Nga”.

Binyamin Netanyahuisraelpháptập cận bình
Comments (0)
Add Comment