43% ca đột quỵ có các dấu hiệu nguy hiểm này trước 1 tuần

TVN

0 173

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Học viện Thần kinh Mỹ, cho thấy các dấu hiệu sớm của đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể xuất hiện 1 tuần trước khi cấp cứu y tế.

Đối với đột quỵ, cấp cứu càng sớm thì khả năng cứu sống người bệnh càng cao. Do đó, nhận biết các triệu chứng ban đầu là rất quan trọng, theo tờ Express (Anh).

Theo nghiên cứu, mặc dù không thể đoán trước được cơn đột quỵ, nhưng các dấu hiệu sớm của đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể xuất hiện 1 tuần trước khi cấp cứu y tế.

Nghiên cứu giải thích rằng 80% các cơn đột quỵ là do thiếu máu cục bộ và thường được báo trước bởi cơn đột quỵ cảnh báo hoặc đột quỵ nhỏ.

Đột quỵ nhỏ là thuật ngữ phổ biến được sử dụng để mô tả cơn thiếu máu não thoáng qua. Giáo sư Louise Connell, nhà vật lý trị liệu làm việc tại Đại học Central Lancashire (Anh), cho biết: Đột quỵ nhỏ và đột quỵ thực sự đều do sự gián đoạn cung cấp máu cho não do cục máu đông gây ra. Và sự khác biệt duy nhất giữa đột quỵ thực sự và đột quỵ nhỏ là cơn đột quỵ nhỏ chỉ tạm thời và nguồn cung cấp máu sẽ nhanh chóng được nối lại, theo Express.

Nghiên cứu bao gồm 2.416 người nhận thấy 549 bệnh nhân bị đột quỵ nhỏ trước khi trường hợp khẩn cấp thực sự xảy ra. Kết quả đã phát hiện khoảng 43% những người bị đột quỵ nhỏ đã trải qua các dấu hiệu sớm trong vòng 1 tuần trước khi dẫn đến đột quỵ. Theo kết quả nghiên cứu, các dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý bao gồm:

Đột ngột tê hoặc yếu mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể.

Nhầm lẫn hoặc khó hiểu.

Đột ngột khó nói.

Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.

Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng, mất sự phối hợp hoặc đi lại khó khăn.

Đau đầu dữ dội không có nguyên nhân.

Giáo sư Connell cho biết nếu gặp một trong các dấu hiệu kể trên, dù nhẹ, vẫn phải đi bác sĩ khám. Can thiệp kịp thời có thể giúp ngăn chặn cơn đột quỵ nhẹ trở thành đột quỵ toàn diện.

Giáo sư Connell cho biết thêm, điều trị y tế có thể bao gồm loại bỏ cục máu đông trước khi chúng gây ra đột quỵ và điều trị những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ như huyết áp cao, rung tâm nhĩ…

Một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí y khoa Neurology, đã phát hiện những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần và trầm cảm có nguy cơ đột quỵ cao nhất.

Các yếu tố liên quan bao gồm hút thuốc, huyết áp cao, béo phì, mức cholesterol cao và bệnh tiểu đường.

Nhà thần kinh học Sandra Narayanan có trụ sở tại Santa Monica (Mỹ), giải thích: Các triệu chứng trầm cảm có thể liên quan đến việc gia tăng căng thẳng, có thể làm tăng tình trạng viêm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tật, theo Daily Mail.

Nguồn TN

Leave A Reply

Your email address will not be published.