Tính hiện đại, chủ nghĩa đế quốc và các thú vui của du lịch: Khách sạn Continental tại Sài Gòn

TVN

0 221

Từ thập niên 1880 đến cuối Thế Chiến II, cuộc chinh phục của thực dân đã xác định các trục du lịch hải ngoại và từ đó địa dư của các đại khách sạn (“Các Cung Điện Phương Đông: Palaces d’Orient” (1) tại các thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Phương. Giống như Khách Sạn Raffles tại Singapore, Peninsula tại Penang, và Grand Hotel tại Calcutta, Khách Sạn Continental tại Sàigòn đã hợp lý hóa sự du lịch tại các thuộc địa và khắc họa “tính Âu Châu” bằng sự thoải mái, tiện lợi và biện biệt.

Ngày nay, sau nhiều năm lãng quên, khách sạn Continental truyền thoại trên đường Catinat một lần nữa hiển thị trên bản đồ du lịch của thành phố Sàigòn. (2) Như các bài phê bình của Norindr (1996) và Peleggi (1966) đã vạch ra, “các cơn buồn nhớ thuộc địa” hay “nỗi hoài niệm thuộc địa” đã uốn nắn nhiều khía cạnh của văn hóa tiêu thụ toàn cầu đương đại, bao gồm thức ăn, thời trang và chiếu bóng (cinema). Vì thế không có gì ngạc nhiên rằng trong một thời đại hậu đổi mới [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], Continental Hotel, giống như các khách sạn thời thuộc địa khác, đã được “đền đài hóa”(Peleggi, 2005) cho sự tiêu dùng du lịch, đã được tái nâng cấp về mặt kiến trúc và bàu không khí “đặc sắc thời thực dân” đã được tái tạo nhằm lôi cuốn giới du khách tìm kiếm sự hoài niệm thời thuộc địa trong thế kỷ thứ hai mươi mốt. (3) Bài viết này đi lùi lại một bước trong thời gian và tái bố trí đại khách sạn này vào một kỷ nguyên khi mà định chế thuộc địa này đã không chỉ phát động kỹ nghệ du lịch tại Đông Dương mà còn tiêu biểu cho sự đan kết vào nhau một cách phức tạp giữa du lịch và khát vọng thực dân.(4)

Lịch Sử Khách Sạn Continental tại Sài Gòn

Khách Sạn Continental được xây cất bởi Pierre Cazeau trong năm 1880, và mau chóng trở thành một thắng tích quan trọng trong xã hội thực dân của Sàigòn cũng như trên bản đồ du lịch của vùng Đông Dương thuộc Pháp. (5) Khách sạn đã qua tay nhiều chủ nhân trước khi Mathieu Franchini mua nó trong năm 1930 để trở thành sở hữu chủ một phần rất quan trọng của “lịch sử Sàigòn” [l’histoire de Saigon, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] (Franchini, 1995, trang 42). Ông đã điều hành khách sạn trong chuỗi ngày cực thịnh của nó trong suốt thập niên 1930 cho đến khi có sự thất trận quân sự của Pháp tại Điên Biên Phủ hồi năm 1954.(6)

Mathieu Franchini, chủ nhân của Khách sạn Continental từ năm 1930

Vào khoảng thập niên 1960, khi Philippe, con trai của ông Mathieu Franchini quay trở lại từ Pháp để nắm giữ sự điều hành khách sạn, sự hiện diện của các binh sĩ Hoa Kỳ và ảnh hưởng của đồng mỹ kim đã biến đổi Sàigòn thành “thành phố của xe gắn máy Honda” (Hondaville) và “sự lạ lẫm của thuộc địa” mà Continental tượng trưng đã trở nên một điều lỗi thời. “Khiêu vũ”, quán cà phê và các chuyện tình hợp chủng vụng trộm của một thời đã qua đã bị thay thế bởi các quán rượu (bars), ma túy và trao đổi xác thịt công khai. Khách sạn đã vọt ra khỏi bàn tay kiểm soát của gia đình vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh. (7)

Không sự tường thuật nào về Sàigòn thời thực dân trong các câu chuyện kể của các du khách, các tiểu sử, tiểu thuyết hay truyện ngắn lại được xem là trọn vẹn bao giờ nếu không có một sự mô tả về Khách Sạn Continental. Các sự miêu tả này cấu thành một danh mục đáng chú ý về các kinh nghiệm đã cùng nhau thể hiện phương cách mà đại khách sạn được xây dựng như một định chế văn hóa xác định cá biệt đã giới thiệu tình hiện đại của Âu Châu và các thói tục hưởng nhàn đến các thuộc địa nhằm phát huy và tái khẳng định nền văn hóa cao cấp và căn cước đế quốc Âu Châu. Xuyên qua một sự thẩm duyệt các sự trình bày về Continental trong văn chương, cuộc nghiên cứu này khảo sát làm sao mà khách sạn truyền thoại này tại Sàigòn thuộc địa đã cấu thành một địa điểm phức hợp, nơi mà các sự đàm luận về chủ nghĩa thực dân, tính hiện đại và sự hưởng nhàn đan chéo vào nhau để tạo ra một “điểm tham chiếu trác tuyệt [đã] tổ chức và thích nghi một khu vực ấn định bằng việc xác định tất cả các địa điểm khác liên quan đến nó” (Van den Abbeele, 1992, trang xviii).

Cảnh Trí Đô Thị Của Khách Sạn Continental tại Sàigòn

Au passage, je reconnais la masse sombre de la cathédrale … indifferent aux fluctuations du temps. Voici la poste central … au fronton de la bâtisse, une horloge géant continue à marquer l’heure. Puis voice la fameuse rue Catinat, devenue rue de la liberté après la colonization franҫaise et rebaptisée aujourd’hui rue Đồng Khởi. Jadis elle était bordée de cafés chics et de bars renommés don’t celui de très célèbre hotel Continental. On y côtoyait les femmes les plus élégantes de Saigon (Lefevre, 1995, các trang 141-42). (8)

Trên đường đi, tôi nhận thấy khối kiến trúc mang màu sậm của ngôi thánh đường, bất biến trước các sự thay đổi của thời gian. Đây là Bưu Điện Trung Ương … trên bức tướng chính diện của tòa nhà, một chiếc đồng hồ khổng lồ vẫn tiếp tục chỉ giờ. Kế đó, là con đường Catinat nổi tiếng, đã biến thành đường Tự Do sau khi chế độ thực dân Pháp cáo chung, và được đổi tên ngày nay là đường Đồng Khởi. Trước đây, hai bên đường đã mọc lên các tiệm cà phê sành điệu và các quán rượu nổi tiếng, trong đó vang danh nhất là quầy rượu tại Khách Sạn Continental. Người ta thường giao thiệp với những phụ nữ thanh lịch nhất của Sàigòn ở đây.

Trong khi kẻ lưu vong quay trở lại, tác giả Kim Lefevre, lái xe khắp Sàigòn, bà ta nhớ lại thành phố mà bà đã bỏ ra đi 30 năm trước đó. Những suy tưởng của bà tái tạo cảnh trí đô thị thời thực dân với ngôi Thánh Đường, trụ sở bưu điện, các đường phố thương mại và các quán café kiểu Pháp. Khách Sạn Continental này là một phần của tấm bưu thiếp thuộc địa được tái dựng và kết hợp giống như các kiến trúc công cộng khác. Thánh Đường, với sự lãnh đạm sắt đá trước các lịch sử xã hội thay đổi được nhìn với sự chua chát, cũng như chiếc đồng hồ khổng lồ của trụ sở bưu điện, vẫn tiếp tục chỉ giờ, xuất hiện như các sự nhắc nhở cụ thể về một quá khứ thuộc địa “đậm màu”. Các đường phố chính được đổi tên để xóa bỏ sự liên hệ thực dân, nhưng chính sự hiện diện liên tục của khách sạn Continental lại khiêu gợi đầy nhớ nhung về một thời đã qua của vẻ thanh nhã của đế quốc và các lối sống hào phóng.

Giống như phần lớn các thủ đô thuộc địa, cảnh trí đô thị của Sàigòn đã phát triển chung quanh trung tâm quân sự và hành chính khi các tòa nhà cư trú, các công trình tôn giáo, và các địa điểm thương mại bắt đầu phủ kín thành phố một cách rất mau chóng. Trong nhiều năm sau khi các người Âu Châu đầu tiên đến định cư trong vùng, các tòa nhà nhỏ bằng gỗ bên ngoài thành trì đã cung cấp các quán cà phê, nhà ở và các văn phòng kinh doanh cho người Âu Châu. Trong cuộc nghiên cứu của mình về tình trạng đô thị của thuộc địa Pháp, tác giả Gwendolyn Wright ghi nhận rằng mãi đến năm 1865, một sự thiết kế mới được lập ra cho trung tâm đô thị của Sàigòn. Sự phát triển đô thị có tổ chức trùng hợp với sự vươn cao mau chóng về thương mại và sự phân chia các đặc nhượng miễn phí cho các người Âu Châu (Wright, 1991, trang 17). Nhà Thờ Đức Bà và dinh Toàn Quyền được xây dựng trong năm 1866. Tòa Án Tư Pháp, Sở Quan Thuế, và Tòa Thị Chính [Hôtel de Ville, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] với đầy những đường nét của kiểu kiến trúc Baroque, là các thí dụ về các công thự thế kỷ thứ mười chín trang trí công phu, không chỉ để khẳng quyết quyền lực thực dân mà còn để thiết lập tính phổ biến của các hình thái kiến trúc Pháp và các khái niệm về cái đẹp. Tác giả Wright lập luận rằng nếu kiến trúc dân sự tại các thuộc địa đã phản ảnh một ấn tượng vể thẩm quyền, đó là bởi vì tình trạng bất ổn định của chính quyền Pháp đã khuyến khích các hành vi đòi hỏi hão huyền (Wright, 1991, trang 166).

Khi thương mại thuộc địa nở rộ, các khách sạn, nhà hàng, và cửa hiệu xuất hiện dọc đường Catinat tại Sàigòn. Các chuyên viên đô thị thuộc địa và các nhà thiết kế thành phố đã tin tưởng rằng sự tiếp xúc giữa các chủng tộc phải được tổ chức, thanh lọc, và hợp lý hóa (Wright, 1991, trang 221). Hậu quả, thành phố đại diện cho các lý tưởng của họ về trật tự, sự sạch sẽ, sự cách biệt không gian và hệ cấp. Chính trên cảnh trí đô thị như thế mà Khách Sạn Continental đã xuất hiện trong năm 1881. Khách Sạn Continental tọa lạc giữa các bến tàu và Thánh Đường, đứng bên bờ mỏm đất và trông xuống dòng sông. Địa điểm của nó đối diện với Esplanade [khoảng đất dạo chơi nằm giữa tòa thành quân sự và thành phố, chú của người dịch], (nơi nhà hát thành phố sẽ được xây cất lên vào năm 1911) làm gia tăng một cách đáng kể cho sự thành công và được ưa chuộng của nó. Khách sạn, giống như tất cả các kiến trúc Âu Châu trong thành phố, được mở ngỏ hướng ra bên ngoài trong một dáng điệu tin tuởng nơi tinh thần mạo hiểm của thực dân:“Comme toutes les constructions colonials de l’époque, le Continental était ouvret sur l’extérieur” (Franchini, 1995, trang 43). Cùng lúc, khi một trung tâm thương mại tùy thuộc vào các nguồn nhân và vật lực địa phương và chính quốc cho sự điều hành và các dịch vụ thường ngày của nó, Continental cũng đã thu gom lại với nhau nhiều bộ phận khác biệt của xã hội thuộc địa: các người ngoại quốc, các dân định cư, (9) các nhà hành chính, các kẻ phiêu lưu và các nhà mậu dịch, các “con gái” và các “bà đầm” [“congaies” và “ba dams” trong nguyên bản, nửa tiếng Việt, nửa tiêng Pháp, chú của người dịch], các cậu bồi, “boyesses” [trong nguyên bản ghi từ ngữ “boyesses” này đàng sau từ “boys” các thiếu niên hầu bàn”, không rõ nghĩa hay chi để phụ chú thêm cách viết nửa tiếng Anh nửa tiếng Pháp của tác giả, chú của người dịch], các đầu bếp và các thông dịch viên, thành một cơn lốc xoáy đô thị vi mô phức tạp. Tuy nhiên, điều mà khách sạn đại biểu quan trọng nhất chính là một địa điểm ban cấp đặc ưu quyền được lười biếng, hưởng lạc và nghỉ ngơi. Điều đáng để ghi nhận rằng với “bàu không khí gia đình thân mật” [“air de familiarité”, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], nó được xem bởi các khách lữ hành tinh tế là khác biệt bao la với các khách sạn ở các thuộc địa của Anh Quốc (Franchini, 1995, trang 43).

Phần lớn các khách lữ hành đến Đông Dương khởi sự sự hồi niệm của họ về Sàigòn với một cái nhìn từ “nền nhà đắp cao” [“terrasse”, tiếng Pháp trong nguyên bản chú của người dịch] của khách sạn Continental. Tôi giải thích dưới đây sự chuyển nghĩa (trope) trong khi thuật chuyện được lập lại nhiều lần này, theo khái niệm của Mary Louise Pratt (1992) về “các sự mô tả mỏm đất” (promontory descriptions). Trong phần kế tiếp, tôi xem xét sự biểu trưng của khách sạn xuyên qua lăng kính của các tập tục hưởng nhàn và tính hiện đại. Sau cùng, tôi nghiên cứu làm thế nào mà các khách sạn, tọa lạc tại các nơi chốn mà các sự lo âu về thuộc địa thường được cảm nghiệm một cách mạnh mẽ, đã biến thể để trở thành các “lò sưởi (mái ấm gia đình)” [foyers, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] thân thuộc, hay oikoi [oikos, danh từ số ít trong tiêng Hy Lạp, để chỉ đơn vị căn bản của xã hội tại phần lớn các thành phố-quốc gia ở Hy Lạp cổ thời, bao gồm chủ oikos, thường là người đàn ông lớn tuổi nhất, gia đình của người chủ oikos(vợ và các con), và các nô lệ cùng sống trong khung cảnh một ngôi nhà gia đình. Oikoi lớn hơn, cũng có các nông trại thường được chăm sóc bởi các nô lệ, cũng là đơn vị nông nghiệp căn bản của nền kinh tế cổ xưa, chú của người dịch, theo Wikipedia] trong sự tưởng tượng của khách lữ hành. Tôi lập luận rằng các cơ sở này chủ yếu vẫn còn là “các mỏm đất đặc ưu quyền” và các “oikoi biệt lập” là nơi mà khách lữ hành Âu Châu có thể lựa chọn để quan sát hay tương tác với không gian của kẻ khác trong sự an toàn tương đối.

Khách Sạn Continental Như Mỏm Đất

Trong sự khảo sát của mình về các đoạn văn mô tả nơi các tác phẩm du hành hồi thế kỷ thứ mười chín, tác giả Pratt lập luận rằng tác giả viết về du hành giống như một họa sĩ bằng miệng tạo ra một biến cố từ chuyện không phải là biến cố, xuyên qua sự sử dụng các sự mô tả mỏm (hay mũi) đất hay điều mà bà ta gọi là “vị chúa tể của tất cả các phong cảnh mà tôi khảo sát”. Ám chỉ đến các sự mô tả trong các tác phẩm của Sir Richard Francis Burton về Phi Châu, bà nhận thấy hình thức viết thành văn bản (textualisation) này như một hành vi tạo ra ý nghìa với chủ ý làm đẹp khi nó sắp xếp phong cảnh, tiêm tỷ trọng và nội dung vào trong đó (bằng việc tham chiếu đến điều thân thuộc), và khẳng định một tương quan chủ động giữa người ngắm nhìn và những gì được nhìn thấy. Quan trọng nhất, tát giả bổ túc rằng quang cảnh được sắp xếp liên quan đến một lợi thế. Người quan sát tọa lạc nơi đó như thế đang ở vào một vị thế sở hữu và lượng định quang cảnh bằng thị giác. Đối với du khách/người quan sát các phẩm chất thẩm mỹ của cảnh trí phản ảnh giá trị xã hội của sự “khám phá”, trong khi các khiếm khuyết thẩm mỹ làm liên tưởng đến nhu cầu cần sự can thiệp xã hội của văn hóa quê huơng (Pratt, 1992, các trang 205-06).

Trong khung cảnh nghiên cứu của chúng ta, Continental trên thành lợi điểm “vĩ đại” từ đó con mắt đế quốc quan sát cảnh trí đô thị. Lartéguy nhận thấy:

Le Continental est ancré rue Catinat à mi-chemin du Plateau òu se dressaient la Cathédrale, le palais Norodom avec ses fastes coliniaux-et du port avec ses grandes maisons de négoce, ses quais òu s’entassaient les richesses de la colonie, le caooutchouc, les bois précieux et le riz. (Lartéguy, trích dẫn từ quyển Palaces et grands hotels d’Orient, 1992, trang 60). (10)

Khách sạn Continental đặt nền trên phó Catinat, giữa đường từ Mặt Phẳng nơi Thánh Đường mọc lên, dinh Norodom với sự tráng lệ thực dân của nó, và hải cảng với các tòa nhà thương mại cao tầng, các cầu tàu nơi chất đầy cao su, gỗ quý và gạo, các sản phẩm quý báu của thuộc địa.

Thả neo vững chắc trong không gian quan sát của quyền lực chính trị và đạo đức của các kẻ thực dân (biểu trưng bởi Thánh Đường và dinh Thống Đốc), và sự thành công kinh tế của đế quốc (đại diện bởi hải cảng), du khách/người đứng nhìn từ khách sạn/mỏm đất ở vào một vị trí để suy tưởng về giá trị văn hóa quan trọng của sự khám phá của mình. Dần dần, khi mỗi du khách ngang qua góp phần vào hành vi tạo thành ý nghĩa này bằng việc sắp xếp cảnh trí đô thị bao quanh với một cái nhìn chăm chú khẳng định một tương quan chủ động giữa người ngắm nhìn và những gì được nhìn thấy, bức ảnh bình thường đã được biến thể thành một huyền thoại. Tòa nhà trong các bản tường thuật đầu tiên, được nói đến như một khách sạn vô danh trên đường Catinat, dần dần biến thể thành Le Continental (Khách Sạn Đại Lục), gợi lên một ý tưởng rất xác định về một lối sống đế quốc.

Trong sự mô tả của ông về Đông Dương nơi quyển Antimémoires, tác giả André Malraux đặt cạnh nhau các hình ảnh phân cách của “Con Đường Hoàng Cung” (Voie royale) trong truyền thuyết cùng các phế tích của các pho tượng Khmer, Hoàng Hậu Sheba trong huyền thoại bên cạnh một Mayrena tai tiếng, ông vua xứ dân Sedangs [roi des Sedangs, tiêng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch]. Một cách nhiều ý nghĩa, sự tại cấu trúc trên văn bản “bảo tàng viện tưởng tượng về các truyền thuyết”[musée imaginaire de legends, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] bao gồm cả một sự hình dung về “l’heure verte à la terrasse du Continental quand le bref soir tombait sur les caroubiers, sur les victorias qui se croisaient rue Catinat dans le bruit de leurs grelots …” (Malraux, 1967, các trang 380-381) “…giờ màu xanh lục trên nền nhà đắp cao của Continental khi các buổi chiều ngắn thường đổ xuống các cây carob [cây đậu hạt dẹt, dài, thuộc giống Ceratonia silique, còn gọi là St. John’s bread, carob bean, và agarroba, chú của người dịch], và các cỗ xe ngựa thường băng qua đường Catinat trong tiếng chuông của chúng”. 11Người ta không thể làm gì khác hơn việc quan sát xem sự khêu gọi của Malraux gần sát với một bức ảnh chụp như thế nào. Thời gian ngưng đọng lại ở “l’heure verte; giờ màu xanh lục ”. Màu xanh lục diễn tả sự hiện diện của cây cỏ bao quanh nhưng loại trừ mất sự hiện diện của các người khác, dân địa phương và các người ngoại quốc. Ban đêm thì ngắn tại vùng nhiệt đới nhưng sự ngắn ngủi của nó được đền bù bởi bản chất tái diễn của biến cố được mô tả: “các cỗ xe ngựa băng ngang qua đường Catinat”. Hai hình ảnh riêng rẽ, một hình ảnh tĩnh chồng lên một hình ảnh động, làm gia tăng sự cô đơn đế triều của một Malraux đang quan sát. Ở một mức độ khác, cả Khách San Continental lẫn thành phố đều được tách ra khỏi bối cảnh của các quan hệ văn hóa-xã hội chính yếu của chúng, và được đặt lại vào bối cảnh dành riêng cho các sự tương đương về thẩm mỹ của chúng với các đối tượng khác – nơi đây, là “giờ xanh lục” và “âm thanh từ chuông của con ngựa kéo xe”. Như thế, hình ảnh của Continental có thể bước vào “bảo tàng viện tưởng tượng về các truyền thuyết” cùng với “con đường hoàng cung”, Hoàng Hậu Sheba trong huyền thoại và vua Mayrena tai tiếng.

Lartéguy đi thêm một bước xa hơn để huyền thoại hóa cả khách sạn lẫn “khách lữ hành khu biệt” là kẻ mà sự du hành là một chức nghiệp và một lối sống. Ông vạch ra rằng:

“Nous avons habité ces hotels de legende dont les noms chantent dans le souvenir de tous ceux qui firent du voyage un métier et un mode de vie” (Lartéguy, trích dẫn từ quyển Palaces et grands hotels d’Orient, 1992, trang 59).

Cấu trúc vật chất của khách sạn đã góp phần khổng lồ vào sự xây dựng huyền thoại này. Trong quyển tự truyện của Philippe Franchini, hình thức kiến trúc của khách sạn được tiêu biểu như điều gì đó tượng trưng cho sự ổn định và tính khẳng quyết của thuộc địa.

Une manière de manifester dans l’architecture la confidance que l’on accordait à la foi colonisatrice. Non seulement le hall d’entrée débouchait de plain-pied sur le trottoir, mais on avait ouvert le rez de chaussée pour en faire une vaste galerie. Car le Continental ressemblait bien à un bateau, son architecture, fraichement débarquée des navires, restait imprégnée de l’atmosphère des coursives et des ponts (Franchini, 1995, trang 43). (12)

Một cách thức biểu lộ sự tin tưởng mà người ta mang trong mình về sứ mạng thực dân thể hiện xuyên qua cách kiến trúc. Không chỉ lối vào được mở ra ở cùng độ cao của vệ đường, sàn tầng trệt cũng mở ngỏ hướng ra ngoài làm cho nó giống như một phòng triển lãm mênh mông. Bởi Continental trông gần giống như một chiếc tàu, các cấu trúc của nó, vừa được bốc dỡ từ các chiếc tàu còn tràn ngập hương vị của boong tàu và các lối đi.

Khách sạn được xây cất để mở ngỏ ra bên ngoài với một lối ra vào được xây ở cùng độ cao của con đường đàng trước nó. Khách lữ hành cảm thấy giống như nhà thám hiểm đầu tiên tìm được sự khám phá tiên khởi từ lợi thế giống như con tàu này. “Sàn nhà đắp cao mở ra trên đường Catinat và vào cảnh trí đô thị của Sàigòn mang lại ảo tưởng của “việc ngắm nhìn” từ một khoảng cách xa và cùng lúc cho phép khả tính của sự vươn ra ngoài và hướng đến nó.

Doren Massey lập luận rằng không gian không phải là một chiều kích độc lập và tuyệt đối mà được kiến tạo bên ngoài các quan hệ xã hội. Một cấu hình không-thời gian của các quan hệ xã hội hàm chứa một thế giới đã sống qua của nhiều tầng không gian chồng lên nhau, cắt ngang, sắp thẳng hàng với không gian khác hay hiện hữu trong các quan hệ của sự nghịch lý và đối chọi (Massey, 1993, trang 66). Khách sạn, tự thân ghép mình vào trong một mạng lưới phức tạp của các định chế thực dân về quyền lực và lạc thú, thúc dục khách lữ hành hành động như thế, để hội nhập một cách mau chóng vào các quan hệ xã hội và chính trị xác định chính sự hiện hữu của nó. Chính vì thế, con đường Catinat với các lực lượng thương mại, chính trị và văn hóa của nó trở thành một sự nối dài tự nhiên của đại khách sạn, và qua sự ám chỉ, Khách Sạn Continental được biến thể thành một Saigòn tưởng tượng. Vai chính (protagonist) của tác giả Jean Star ghi nhận:

Saigon, Neuf heures du soir – la rue Catinat … Au trot vif des minuscules attelages malais passent les promeneurs blancs, tout blancs, plus blancs encore dans la lumière électrique (Star, 1902, trang 21). (13)

Sàigòn, 9 giờ tối – phố Catinat … Các người da trắng, toàn trắng, và còn trắng hơn nữa dưới ánh đèn điện khi họ đánh nước kiệu đi qua một cách mau lẹ trong các cỗ xe được kéo bởi các con ngựa Mã Lai của họ.

Khách lữ hành-người quan sát, được tái bảo đảm bởi sự khám phá một Sàigòn “da trắng”, văn minh, phác họa các khía cạnh đó của phong cảnh khẳng định hệ cấp của người nhìn trên những gì được nhìn thấy, được hình dung nơi đây qua hình ảnh các chiếc xe kéo bản xứ “tí hon” và sự hiện diện mọi nơi của người Âu Châu. Màu trắng áp đảo trừ khử bất kỳ sự hiện diện nào của các phần tử da màu trong cảnh tượng.

Người lữ hành trong quyển Les Civilisés của Claude Farrère còn công khai hơn trong hành vi tạo lập ý nghìa của ông ta về sự đại diện, tái xác định sự hiên diện áp đảo của các tập tục Âu Châu (phóng túng và trơ trẽn: free and imprudent) tại một thành phố được định hình bởi “sự thô lỗ trịch thượng” (patronizing rudeness) (“insolence bienveillante”) của các thực dân Pháp:

Rue Catinat, c’est l’agitation mondaine, correcte et quand même admirablement libre et impudente, parce que la loi souveraine du pays et du climat primeles moeurs importés. Il y a des gens de tous les pays. Européens, Franҫais surtout, coudoient l’indigène avec une insolence bienveillante des conquérants (Farrère, 1919, trang 10). (14)

Phố Catinat, một sự nhộn nhịp hợp thời trang, thích đáng song phóng túng và trơ trẽn một cách đáng ngưỡng mộ, bởi luật tối thượng trong vùng và bàu khí hậu của nó dành đặc ưu quyền cho các phong tục ngoại quốc. Có các người đến từ mọi nước. Các người Âu Châu, chính yếu là người Pháp, giao tiếp với dân bản xứ với một sự “thô lỗ trịch thượng” của các kẻ chiến thắng.

Khách sạn phục vụ như kẻ trung gian giới thiệu các khách lữ hành với các thú vui của Sàigòn. Các khách lữ hành đã đến hải cảng xa xôi này sau gần một tháng di chuyển. Trong khi mỏi mệt nếu họ là các người định cư, hay bị kích động hoang mang nếu là các khách lữ hành lần đầu tiên, khách sạn là công cụ trong việc phục hồi các chất liệu thể chất và xúc cảm tàn tạ của họ. Như người con trai của vị chủ nhân ghi nhận trong tập tự truyện của mình, chính ý tưởng của ông Mathieu Franchini là muốn du nhập sự vui tươi và tinh tế của Paris vào một khung cảnh thuộc địa xa xôi: “Il fallait de la gaité, du chic” (Franchini, 1995, trang 101). Trong quyển Aile du feu của tác giả Jeanne Leuba, nhân vật Franҫoise đến Sàigòn với thân xác kiệt quệ bởi cuộc du hành và xúc cảm khô cạn. Sàigòn đúng là một trạm ngừng chân trước khi cô ta đi xa hơn về các địa phương để bắt đầu một đời sống mới như một kẻ di dân. Khách sạn và phố Catinat mang lại cho cô ta một nơi chốn để nghỉ ngơi và vượt thoát: “Rue Catinat nous rions, et devant l’hôtel nous descendons en gaité” (Leuba, 1920, trang 62). (15) “Phố Catinat, chúng tôi tươi cười và bước xuống đường một cách sung sướng, ngay phía trước khách sạn”.

Sàigòn được hình dung này phản ảnh sự thành công của sứ mạng khai hóa của đế quốc, tình trạng đô thị hóa của nó và các tập tục mẫu quốc. Những gì được quan sát từ khách sạn là một bản sao của trung tâm tân tiến và thế giới quay cuồng của nó. Trong khi quang cảnh được sắp xếp từ khách sạn thấm nhập vào lữ khách sự bảo đảm và tin tưởng của người thực dân thành công, thành phố thuộc địa, cũng giống như thành phố mẫu quốc, cống hiến các khả tính vô hạn cho việc tản bộ, quan sát và bị ngắm nhìn. “Sự vui tươi” [gaité, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] mà Franҫoise mong muốn kinh qua cũng có thể được nhận thức như niềm vui thích của cuộc nhàn tản vô định [flânerie, dạo chơi không mục đích, tiêng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] của Baudelaire, nằm ở chỗ tự buông thả một cách lười biếng trước các xáo động của đời sống tân tiến. Nhưng khi được nhìn và được trình bày, nó biểu tỏ quan điểm về sự hưởng nhàn của thời hiện đại và sứ mệnh khai hóa của nó.

Tác giả Chris Rojek lập luận rằng tính hiện đại (Modernity) tương ứng với hai loạt của các lực đối phản nhau: trật tự và sự kiểm soát (Tính Hiện Đại 1); và sự phân hóa và hỗn loạn (Tính Hiện Đại 2). Tính Hiện Đại 1 nhận thức sự hưởng nhàn như là một hoạt động có mục đích được nhắm hướng tới một mục tiêu. Các nhà kiến trúc của Tính Hiện Đại 1, Rojek tuyên bố, đã xem các không gian hưởng nhàn chẳng hạn như các công viên, các lối đi bộ và các khách sạn như một phản không gian (counterspace), một phản đề của sự làm việc và không gian sinh sống (Rojek, 1995, trang 6). Nhưng đại khách sạn tại thuộc địa đã giới thiệu khái niệm của điểm kích thích [tâm lý] tối thiểu (luminal), của sự mơ hồ: nó không hoàn toàn là một địa điểm của sự vui chơi hữu lý, nó cũng không hoàn toàn là một nơi chốn phát huy ý thức giả dối. Trong khi một mặt nó là một lăng kính xuyên qua đó sự thành công của sứ mệnh khai hóa có thể được chiêm nghiệm, mặt khác đại khách sạn đã tạo ra một hình ảnh khác về con người hiện đại hưởng nhàn, lười biếng, đi tìm kiếm khoái lạc, đôi khi ngắm nhìn đường phố như một kẻ ngoại cuộc và ở các lúc khác làm một cuộc tản bộ thờ thẫn xuyên qua thành phố để tham dự vào “cảnh tượng” được cống hiến cho người đó.

Khách Sạn Continental Như Sân Chơi Phô Diễn Cách Thức Hưởng Nhàn Tại Các Thuộc Địa

Tác giả Claire Hancock trong quyển ‘Capitale du plaisir: the remaking of imperial Paris’ (Hancock, 1995, các trang 64-95) khám phá, xuyên qua một sự duyệt xét các tác phẩm của các tác giả địa phương và các quyển chỉ dẫn ngoại quốc và trong nước, cách thức làm sao mà một Paris của Nam Tước Haussmann đã được thiết kế như một cảnh tượng ngoạn mục và một đối tượng của sự tiêu thụ và, quan trọng nhất, làm sao mà sách hướng dẫn du lịch đã góp phần vào sự thương mại hóa sản phẩm (commodification) của thành phố. Các đại lộ, rất đặc biệt trong các sách hướng dẫn bằng Anh ngữ, được nhìn như biểu lộ thực chất của đời sống Paris và tính cách Paris. Các khách du lịch được mời để gia nhập vào đám đông các “kẻ nhàn tản” [flâneurs,tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] thả bước trên “các vỉa hè đi bộ” [trottoirs, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] giữa các quán cà phê và các trò giải trí trên đường phố. Hay quan sát toàn cảnh di động từ trên nóc của một chiếc xe buýt. Paris được trình bày như thành phố của lạc thú trái với London, thành phố của công việc. Đời sống hướng ngoại của người dân Paris được nêu nổi bật trong các sự xây dựng này và điều đã được làm để thể hiện rằng “sự nhàn tản vô định” (flânerie) là khoản độc quyền dành riêng cho Paris. Một sự duyệt xét văn bản du lịch của Anh Quốc viết về Sàigòn phát hiện một khát vọng tương tự muốn xây dựng nó như chính thực chất của văn hóa hướng ngoại của Paris, và chính xuyên qua hình ảnh của Continental mà ý tưởng này đã được truyền đạt. Tác giả Horace Bleakley trong quyển A tour in southern Asia (1925-26) viết:

Bất kể các sự cáo giác của họ về “Cung Điện Continental”, giới tinh hoa của Sàigòn xem là sành điệu để bảo trợ cho bữa ăn tối “trền nền nhà đắp cao” của nó. Bữa ăn được phục vụ tại các bàn nhỏ, thắp sáng bởi các ngọn đèn thần tiên trên hàng hiên rộng được che phủ bởi cây cối của đường Catinat, và từ chín giờ tối cho đến nửa đêm, cảnh tượng phảng phất như một nhà hàng tại Champs Élysées. Bên kia đường một nhóm ăn mặc bảnh bao bước ra từ hành lang của rạp chiếu bóng hàng đầu, ở các thời khoảng thường xuyên trong suốt cuộc trình chiếu và gia nhập bữa tiệc đêm tụ tập tại các chiếc bàn nhỏ trên vỉa hè đằng trước khách sạn. Một dòng xe và xích lô, chở đầy các người đàn ông và đàn bà ăn mặc nhẹ nhàng để đi hóng gió, lướt đi không ngừng dọc theo con đường. Có lẽ một cuộc khiêu vũ đang diễn ra trong phòng khách của khách sạn, quay mặt ra khoảnh sân vuông vức. Và nếu mùa nhạc kịch đã bắt đầu, các âm điệu của Verdi hay Mascagni [hai nhà soạn nhạc kịch nổi tiếng của Ý lần lượt trong thế kỷ thứ 19 và cuối thế kỷ thứ 19 và nửa đầu thế kỷ thứ 20, chú của người dịch] bay xuyên qua các cửa sổ mở ngỏ của rạp hát và tiếng vỗ tay tán thưởng của thính đường chật người có thể được nghe thấy đối với khách dùng bữa tối tại “sàn nhà đắp cao”. Sinh hoạt ban đêm của Sàigòn là như thế, xoay quanh nhà hát nhạc kịch, hai rạp chiếu bóng (picture-palaces) và hai khách sạn chính. (Bleakley, 1926, trang 23).

Khách lữ hành Anh Quốc phù phép một hình ảnh gợi nhớ đến sự mô tả về Paris lúc đương thời. Sự kỳ diệu của thành phố của các lạc thú này được tái tạo trong sự tái dựng như phim chiếu bóng này về “cảnh tượng Sàigòn” như được nhìn thấy từ “nền nhà đắp cao” của Continental. Cảnh tượng đẹp mắt được nhìn thấy từ khách sạn (dòng người Âu Châu thanh lịch ra khỏi rạp chiếu bóng) và các khoái cảm thoáng qua đi kèm (các âm điệu của Verdi được nghe thấy từ Nhà Hát Nhạc Kich) kết hợp Continental vào một cảnh trí thành phố thuộc địa rộng lớn hơn và khiến ta nghĩ đến vai trò chủ chốt của nó trong sinh hoạt xã hội thuộc địa. Tiếng vỗ tay hoan hô của Nhà Hát Nhạc Kịch đông đảo chỉ là sự biểu hiện bên ngoài sự tán thưởng của khách lữ hành/người ngắm nhìn đối với “cuộn phim” trình chiếu giới tinh hoa Sàigòn đàng trước khách sạn. Cuộc khiêu vũ tưởng tượng tại phòng khách của khách sạn là sự khiêu gợi duy nhất về bên trong trong đoạn văn này và nó bổ túc cho hình ảnh của Sàigòn – thành phố của các lạc thú “Âu Châu”, với khách sạn Continental nằm ở trung tâm của sự hình dung này.

Giống y như khách sạn Peninsula ở Hồng Kông, vốn trở thành nơi trú náu của Noel Coward khi ông hoàn tất và tu sửa quyển Private Lives, đại khách san tại Sàigòn làm yên lòng tác giả với một hình ảnh của “sự huy hoàng biệt lập” (Coward, 1937, trang 379). Giống như các khách lữ hành Anh Quốc khác, Coward đã hấp thụ vào mình một ý tưởng nào đó về Paris mà sau đó ông phóng chiếu lên phần đất hải ngoại của Pháp. Khách sạn một lần nữa được biến thể thành một chỗ ngồi quý giá để từ đó ngắm nhìn cảnh tượng của “thế giới xinh đẹp” [beau monde, tiêng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] ngược xuôi nhộn nhịp trên đường Catinat trong các chiếc xe kéo” (Coward, 1937, trang 382). Hoạt cảnh này được phụ họa một cách thích hợp bởi nhạc nền được cung cấp bởi giàn nhạc của khách sạn đang chơi hàng đêm “các đoạn tuyển chọn từ Tosca, nhạc kịch Madame Butterfly và các vở nhạc kịch ngắn một hồi (operettas) của Pháp nghe leng keng của thế kỷ thứ mười chín” (Coward, 1937, trang 32).

Osbert Sitwell, trong quyển Escape with Me, cũng trình bày lại hình ảnh “Sàigòn như một cảnh tượng ngoạn mục”. Ông vạch ra rằng “ảnh hưởng tổng quát của Sàigòn rằng nó đã được xây dựng như phản đề của nó (triển lãm Thuộc Địa tại Paris); một Cuộc Triển Lãm Đế Quốc Pháp được sắp xếp dành cho Các Thuộc Địa, hay ngay cả, còn lớn hơn và quan trọng hơn, một cuộc Triển Lãm Tây Phương dành riêng cho các dân tộc của Vùng Viễn Đông” (Sitwell, 1949, trang 51).

Trong quyển “The Gentleman in the Parlour”, sự trình bày của Somerset Maugham chuyển dịch sự du hành đế quốc thành sự bất động tinh cờ, và Continental cung cấp khung cảnh thích hợp với các sự dự phòng của tiện nghi vật chất (quạt điện mang lại sự khuây khỏa trước cơn nóng bức nhiệt đới).

Sàigòn là một nơi đủ thích thú để ngồi không, bất động trong vài ngày; đời sống dễ chịu cho khách lữ hành tình cờ; và điều rất thú vị để ngồi dưới mái hiên của nền nhà đắp cao của Khách Sạn Continental, một chiếc quạt chạy điện ngay trên đầu bạn và với một ly nước uống vô tư trước mặt, để đọc trong tờ báo địa phương các sự tranh luận nóng bỏng về các sự vụ của Thuộc Địa và các “chuyện ít quan trọng” [faits divers, chuyện lặt vặt, ít tầm quan trọng trên các tờ báo, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] ở vùng lân cận (Maugham, 1955, trang 139).

Nhưng ngoại trừ khách sạn Continental, nơi cung cấp một khu vực nhàn nhã để nhấm nháp một ly nước hoa quả (cocktail) và tham gia vào câu chuyện tán gẫu địa phương, Sàigòn như một thành phố không có sức hấp dẫn đối với Maugham, một người tự xem mình là một “khách lữ hành thứ thiệt”. Trong một trường hợp của sự tưởng tượng bị dời chuyển một cách cố ý, ly nước của Maugham biến cải các tin tức địa phương “vô tư” thành các câu chuyện “nóng bỏng”. Một lần nữa, Continental trở thành một lợi điểm từ đó khách lữ hành đóng vai trò người quan sát tách biệt. Sự trình bày gấp đôi (double textualisation) của Maugham về cảnh tượng, trước tiên theo tờ báo và sau đó trong sự tái dựng bằng lời nói của chính ông, được điều giải xuyên qua sự hiện diện của ông tại khách sạn Continental. Sự trình bày có vẻ khiến ta liên tưởng trước tiên rằng ông xem cái nhìn này như tình cờ và không ra ngoài sự bình thường. Tuy nhiên, một cách mỉa mai, sự bày tỏ kép này che dấu một ước vọng lớn hơn về phần khách lữ hành muốn tham gia vào cảnh tượng mà Sàigòn cống hiến cho ông ta.

Khách Sạn Continental và Nỗi Bồn Chồn Nơi Thuộc Địa

Đại khách sạn biểu trưng cho một loại thế giới không tưởng có tính cách quý tộc, đã bảo vệ tính chất kín đáo riêng tư của khách lữ hành, và đã ca tụng cá tính của khách với nghi lễ nghiêm ngặt, các hầu bàn mặc chế phục đúng cách, và nét kiến trúc quý phái của nó. Nó đã là sự tán dương của chủ nghĩa tư bản về sự phiêu luu ở thuộc địa và sự cô đơn của đế quốc. Tuy nhiên, kinh nghiệm này đã không xảy đến mà không có các sự lo âu và bồn chồn của nó. Khách lữ hành/người kể chuyện trong quyển Tonkinades của tác giả Jean Star quan sát từ sự kín đáo riêng biệt của “nền nhà đắp cao” trong khách sạn của ông ta:

Saigon, Neuf heures du soir – la rue Catinat … Une vague allure de ville d’eaux méridionales, vivant ses heures nocturnes, lascives et énervées. Au trot vif des minuscules attelages malais, passent les promeneurs blancs, tout blancs, plus blancs encore dans la lumière électrique. Des filets d’or luisent aux manches et aux casquettes des marins, des bijoux, des colliers excessifs brillent sur des peaux brunes de métisses ennuagées de mousselines tenders. Et plus vite trottent les petites bêtes courageuses sous les fouets de sais, plus s’accentuent l’abandon des poses, l’hébétude renversée des fumeurs la beatitude voulue des couples envies par les solitaires assis aux terrasses et refugiés dans la consolation d’un cocktail glacé” (Star, 1902, trang 21). (16)

Sàigòn, 9 giờ tối, trên phố Catinat … Một bàu không khí mơ hồ như bàu không khí của một thành phố có suối nước khoáng sản, chuyên sống trong các giờ ban đêm, mê man và lo âu. Các người da trắng, toàn trắng, và còn trắng hơn nữa dưới ánh đèn điện khi họ đánh nước kiệu đi qua một cách mau lẹ trong các cỗ xe được kéo bởi các con ngựa Mã Lai của họ. Các sợi chỉ kim tuyến lấp lánh trên tay áo và mũ của các thủy thủ, quá nhiều các nữ trang và dây chuyền rực sáng trên nước da nâu của các phụ nữ lai giống dấu mặt dưới lớp vải muslin mỏng. Trong khi bước kiệu của các con ngựa non can đảm bị quất roi bởi các sais [? một loại kiếm ngắn, mũi cùn, chú của người dịch] chạy nhanh hơn, càng nhiều điều ghi nhận lại buông lơi tư cách hơn, dáng đê mê nghiêng ngả của các kẻ hút thuốc và sự cố tính phô bày hạnh phúc của các cặp đôi bị ghen tức bởi các kẻ cô đơn đang ngồi trên nền nhà đắp cao và tìm cách trốn tránh trong sự an ủi được mang lại bởi một ly nước hoa quả ướp đá.

Cái nhìn chằm chằm của khách lữ hành, cái nhìn được khách quan hóa từ trên mỏm đất vươn cao, xen lẫn với các ưu tư đang tra vấn lý lịch của chính mình. Màu trắng toát của các người đi dạo không làm dịu bớt mà trong thực tế lại còn nhấn mạnh hơn sự khích động của bóng đêm. Các tua kim tuyến màu vàng trên các chiếc mũ của các thủy thủ rực sáng long lanh như các nữ trang của các người đàn bà lai giống da nâu trong các chiếc khăn quàng mỏng bằng vải muslin trắng bổ túc cho vẻ lạ lùng của các phụ nữ ngoại lai này. Quang cảnh, phô diễn sự mau lẹ gia tốc của các cỗ xe qua lại, thú vui sa đọa của các kẻ hút thuốc phiện, và niềm vui của các cặp đôi, được quan sát với sự ghen tức bởi các lữ khách đơn độc thả mình vào trong ảo giác thoải mái về không gian của Riêng Mình (Self: Ngã, Ta, Tôi). Cái Tôi (Self) tỵ nạn không thể tự mình dứt bỏ khỏi vị thế này hầu thỏa mãn ước ao của nó muốn chiếm hữu Kẻ Khác (Other: Tha, Khách, Kẻ Khác). Tác giả Pascal Bruckner lập luận rằng du hành chính là nỗi ưu tư hiện đại đó, giữa đời sống du mục (nomadism) bó buộc và sự hối tiếc ngập ngừng, một loại phiêu dạt bất định đối diện với Kẻ Khác chỉ để thu hồi cái Ta. Khát khao phiêu lưu tìm Kẻ Khác mau chóng bị biến thể thành nỗi lo sợ làm hư hỏng cái Ta, được trình bày một cách ẩn dụ ở đây bởi sự hiện diện của các người đàn bà lai giống có nước da màu nâu, với các khăn mỏng màu trắng tăng cường cho màu da trắng của cảnh trí đô thị. Sự giải khuây mang lại bởi một ly nước hoa quả ướp lạnh phản ảnh điều mà Bruckner mô tả như là“se replier frileusement sur le petit chez soi”.

De faҫon plus générale, on peut appeler voyage, cette hesitation modern entre un namadisme forcené et un dépaysement timide, ce flottement insoluble qui ne fait la part la plus belle à l’ailleurs et à la fuite que pour mieux se replier frileusement sur le petit chez-soi (Bruckner, 1979, trang 64). (17)

Một cách tổng quát, người ta có thể định nghĩa lữ hành như sự ngại ngần thời đại này giữa đời sống du mục điên cuồng và sự mất định hướng lưỡng lự, sự phiêu dạt bất định này trao các đặc ưu quyền cho nơi nào khác, và chạy trốn chỉ để thoái lui hơn nữa trong một cách thế thu mình vào ngôi nhà tý hon của “Cái Tôi”.

Đại khách sạn tái khẳng định sự hợp nhất của căn cước Pháp nhưng cuộc đàm luận của lữ khách được khởi động bởi một ưu tư gấp đôi. Âu lo thứ nhất được sinh ra bởi cảm giác bối rối rằng huyền thoại của truyền thống Pháp thuần túy tại các thuộc địa bị đe dọa bởi sự hiện diện của các người đàn bà lai giống, và thứ nhì, bởi sự bất lực của anh ta trong việc cung cấp một dự kiến toàn cảnh thống nhất từ mũi đất của anh ta.

Một sự phân tích chi tiết về sự chiêu niệm Sàigòn và Continental của ký giả Albert Londres phản ảnh một cách thỏa đáng phản ứng mâu thuẫn của lữ khách-người ngắm nhìn và sự liên hệ đối với địa điểm quen thuộc của người đó trong một không gian nước ngoài. Quyển Visions Orientals, được ấn hành năm 2002, tập hợp các bài tường thuật du lịch của Albert Londres cho tờ báo của ông, tờ L’Excelsior, trong thời khoảng từ 21 Tháng Một 1922 đến ngày 15 Tháng Mười Một cùng năm.

À Saigon on peut voir: 1. Une église catholique, briques rouges, deux clochers; 2. La statue de Gambetta, en pardessus et col de fourrure; 3. Le theater(ici on peut affirmer que l’architecte eut une bonne idée, c’est d’écrire theater sur la faҫade, sans quoi, poussé par mon amour pour l’agriculture, j’en aurai gravi immédiatement les degrés dans l’espoir d’assister au dernier comice agricole de l’arrondissement; 4. La terrase du Continental; 5. Le palais du Gouverneur Général et son jardin et son avenue, ce qui vaut bien quelque chose; 6. Des pousses subtiles; 7. La rue Catinat (Londres, 2002, các trang 151-52). (18)

Tại Sàigòn người ta có thể đi xem: 1. Một nhà thờ Công Giáo, các viên gạch đỏ, hai chuông; 2. Tượng của Gambetta với chiếc áo choàng và một khăn quàng cổ bằng lông thú; 3. Rạp hát (nơi đây chúng tôi phải bổ túc rằng kiến trúc sư đã có một ý tưởng hay ho, để viết chữ “Rạp Hát: Théâtre” trên tường mặt tiền, nêu không có nó, bị gợi hứng bởi lòng yêu thích của tôi với việc canh tác, tôi sẽ leo lên đó với hy vọng được nhìn thấy cuộc triển lãm nông nghiệp mới nhất của vùng lân cận; 4. Nền nhà đắp cao của khách sạn Continental; 5. Dinh Toàn Quyền cùng vườn hoa và đại lộ của nó, cũng đáng giá một cái gì đó; 6: Các phu kéo xe lặng lẽ; 7. Phố Catinat.

Sự liệt kê kiểu mục lục các “thắng cảnh” (sights) được tiếp nối bởi một sự mô tả chế diễu đường Catinat làm nổi bật ấn tượng của lữ khách về một Sàigòn đã trở thành “une colonie de bigoudis”: “một thuộc địa của càc người uốn tóc quăn”, “une colonie des ménages”: “một thuộc địa của các bà nội trợ” (Londres, 2002, trang 151). Một bài tường thuật về một sự việc khôi hài tại khách sạn Continental kế đó được nối tiếp tức thời bởi một sự hồi tưởng trái nghịch của một khoanh đất Trung Hoa ngoại lai màu mè, náo nhiệt, Chợ Lớn.

Với địa điểm của khách sạn như thế và sự sắp xếp của sự tường thuật, điều trở nên rất rõ ràng rằng cái nhìn từ “nền nhà đắp cao” của khách sạn là cái nhìn đầu tiên, và tất cả phối cảnh khác được tập trung vào (đường Catinat) hay chống lại nó (Chợ Lớn). Ước ao để “nhìn” (see) định hình định chế xã hội của sự du lịch. Giống như kẻ mạo hiểm đi thu thập các kinh nghiệm, du khách quan tâm đến việc thu thập “thắng cảnh” (sight). Tác giả Abbeele lập luận rằng du lịch là “một phương thức có kích thước kiến thị (visual) được diễn dịch rõ ràng bởi từ ngữ đồng nghĩa của nó, ngoạn cảnh (sightseeing)…To sight see is to see sights: du ngoạn tức là ngoạn cảnh, [câu này khó có thể dịch cho sát nghĩa, xem câu tiếp nối giải thích ý nghĩa rõ hơn, có lẽ tác giả nặng về phần chơi chữ hơn, chú của người dịch], đi xem có những gì để xem hay có những gì sẽ được xem xét”. (19)

Sự liệt kê của Londres vừa tăng cường vừa lật ngược sự phát biểu này. Bản liệt kê các “thắng tích” (markers) một cách lộn xộn gộp chung lại tất cả các khía cạnh của Sàigòn thuộc địa: nhà thờ chứng thực sự hiện diện đạo đức của Pháp, tượng Gambetta khai sáng trung tâm; rạp hát, biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc về văn hóa; nền nhà đắp cao của Continental, mỏm đất không thể thiếu, dinh thống đốc, dấu tích của sự hiện diện chính trị của Pháp; các phu kéo xe [pousses, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] , dấu tích duy nhât về cái Khác; và con đường Catinat. Tuy nhiên, hình ảnh nhà thờ bị thu giảm vào bề ngoài của nó (gạch đỏ và hai chuông), của Gambetta mang trang phục bằng lông tại Sàigòn nhiệt đới, hình ảnh của một nhà hát trông phảng phất như một hợp tác xã Nông Nghiệp và sự nhạo báng “ce qui vaut bien quelque chose: đáng giá một điều gì đó” để phẩm định dinh Thống Đốc đã mang lại một giọng điệu khuynh đảo của bản tường thuật. Chỉ có khách sạn Continental và con đường Catinat đáng để tham khảo nhiều hơn trong sự trích dẫn. Con đường Catinat tóm lược một tinh thần địa phương trong đó các công việc của gia đình chiếm ưu tiên trước các kỳ công khám phá của các kẻ phiêu lưu và thám hiểm trong quá khứ. Nó làm thất vọng lữ khách “đến muộn” bởi vì nó đưa ra một hình ảnh về “một thuộc địa của các bà nội trợ” (une colonie des ménages) nơi mà sự hiện diện của phụ nữ và các ước muốn bất thường của họ đã làm tầm thường hóa đời sống vinh quang tại các thuộc địa. Mặt khác, khách sạn Continental, từ nơi mà một người định hướng nhìn của mình, vẫn cho phép người đó tuyên bố rằng “(si), sur la figure de l’Indochine, un vieil air de l’époque truculent demeure encore, c’est à Saigon qúil verdoie” (Londres, 2002, trang 155) “Nếu một bàu không khí của một thời sinh động đã qua vẫn còn hiện diện trong hình ảnh của Đông Dương, đó chính là tại Sàigòn, nơi mà các sắc màu của nó có thể trông thấy”. (20)

Nếu các công ốc và nhà thờ và các “phu kéo xe” im lặng tượng trưng cho “colonie de nos rêves: thuộc địa trong các giấc mơ của chúng ta”, đường phố Catinat khêu gợi sự thoái hóa đáng ghét trong các giá trị thực dân. “Nền nhà đắp cao” dường như sẽ là chiếc cầu giữa một quá khứ đáng kính và một hiện tại đáng khinh. Nỗi ưu tư phát sinh bởi sự xác định vị trí này được phản ảnh trong giai thoại thuật lại trên “nền nhà” của Continental. Lực đẩy và sức hút mà thuộc địa hiện tại gợi lên được phản ảnh trong câu chuyện của Londres về hai vị khách “anh hùng” đã thách đố cơn nóng bức của Sàigòn mọi buổi chiều trên “nền nhà” của Continental, mặc áo khoác ngoài chống ám khói thuốc lá (smoking-jacket) và cổ áo cao. Các nhân vật trong truyện là người Anh, nhưng sự so sánh với tinh thần thuộc địa Pháp đương thời thì hiển nhiên.

Như đã nhận định trước đây, trong bảng liệt kê sơ khởi không gian khác, thuộc bên trong nhà và do đó vắng bóng trong cái nhìn từ Continental, chỉ xuất hiện trong sự đối chọi hoàn toàn trong sự mô tả về Chợ Lớn:

quelle odeur de noisette grille! Ah! Ces pipeurs d’opium, Zim! Zim! Boum! Boum! Et c’est le violon monocorde avec son cri du chat qúon écorche … et ces petites cantonaises qui chantent comme une locomotive qui siffle! On s’entend plus. C’est le monde où l’on s’amuse (Londres, 2002, trang 159). (21)

… cái gì ngửi như mùi hạt rang! À! Các người hút thuốc phiện, Zim! Zim! Bập! Bum! Và đây là chiếc vĩ cầm một dây độc nhất, nghe như tiếng một con mèo bị lột da … Và một đứa con gái nhỏ người Quảng Đông cất tiêng hát như đầu máy xe hỏa rống còi! Chúng tôi không còn nghe đưo|.c giữa nhau nữa. Đây là một thế giới nơi mà người ta có sự đùa dỡn.

Thế giới này, với các mùi vị và âm thanh riêng biệt của nó, là một thế giới sẽ không được “nhìn thấy” giống như thế giới “Giống” vậy (Same), nhưng “được nghe” và “được ngửi” thấy để kinh nghiệm về Tính Khác (Otherness) Lữ khách đặt định “một cách tự nhiên” tại Continental, tự tách biệt mình khỏi thế giới âm thanh và mùi vị này để ở lại trong lãnh địa quen thuộc của kẻ quan sát, ngay dù nó chỉ là một phòng trưng bày giản dị từ đó người ta có thể quan sát sinh hoạt khôi hài của các du khách tại thuộc địa

À Saigon, il est deux gentlemen phénomènes. Si je n’allais pas naturellement m’asseoir à la terrasse du Continental, j’irais spécialement pour y voir, à l’heure de leur diner, les deux gentlemen announcés (Londres, 2002, trang 157). (22)

Tại Saìgon có hai người đàn ông kỳ dị. Nếu tôi không tự ý đến ngồi nền nhà đắp cao tại Continental, tôi sẽ đặc biệt đến đó, vào giờ ăn tối, để nhìn hai người đàn ông đó loan báo.

Chủ từ “je” (tôi) được dùng trong đoạn văn này trái ngược với chủ từ “on” (người ta) mơ hồ hơn được dùng để mô tả Chợ Lớn. Sự truy tầm Kẻ Khác Kia đích thực và sự truy tầm Cái Tôi đich thực tạo thành sự căng thẳng gây ra sự bồn chồn của lữ khách. Sự căng thẳng này được phản ảnh trong sự khao khát không tự nguyện song không kiểm soát được của Londres để “nhìn” Kẻ Khác và để mỉa mai Cái Tôi (Self).

“Cung Điện” Continental – Một Mái Nhà Khi Xa Quê Hương

May mắn cho khách lữ hành, đại khách sạn, cung cấp cửa sổ nhìn vào không gian khác, cũng tạo sự đễ dàng cho việc quay trở về mau chóng với khung cảnh quen thuộc của một ngôi nhà. Như là một sự bảo đảm cho các giá trị Âu Châu, nó tự biến thể thành một câu lạc bộ, một nơi trú náu an toàn, nơi mà người Da Trắng tại Phương Đông có thể nhấm nháp tinh túy và sự xa hoa của xã hội Âu Châu giữa các người cùng giống. Tại tầng một của khách sạn là một sòng bài (vai chính của Farrère gọi đó là “cercle européen” (câu lạc bộ âu châu), Franchini gọi là “cercle privé” (câu lạc bộ riêng)nơi mà các nhà quản trị hành chính, các lữ khách, các chủ đồn điền, và các chủ ngân hàng họp mặt thường lệ, vừa vì lòng ham chơi bài cũng như vừa để sống lại kỷ niệm của đời sống mẫu quốc. Khi văn sĩ, ký giả Pháp, Lartéguy, kêu lên “Je n’y descendais pas, j’y retrouvais un foyer: Tôi không làm thủ tục nhập phòng ở một khách sạn, tôi tìm thấy một lò sưởi gia đình thân thuộc ở đó” (Lartéguy, 1987, trang 60), (23) ông đáp ứng ước ao của lữ khách để thông hiểu thường trực sự dời chỗ ở của mình bằng việc đi và đến. Đại khách sạn, giống như các khách sạn khác trong thời kỳ đó, tự quảng cáo mình là ngôi nhà khi xa quê. Tác giả Van den Abbeele trong lý thuýet của ông vè du lịch phát bỉểu rằng kinh té của du hành càn một oikos, nơi mà sự thu thập và mát mát của kinh nghiệm du hành có thẻ được lượng giá, một phương tiẹn theo đó việc phiêu bạt có thẻ hiểu được. Oikos, qua việc định nghĩa và vạch giới hạn cho sự di chuyển của du hành, tạo lập ý niệm về Oikos bằng việc đi và đến (Abbeele, 1992). Đại khách sạn trong khía cạnh này tượng trưng cho oikos tại không gian nước ngoài.

Kiến trục và nội thất của các đại khách sạn cũng như lối sống mà chúng cóng hiến đã thỏa mãn nhu cầu này qua việc cung cấp một bàu không khí “không khác gì ở bên Pháp”. Lời tường thuật của Franchini nói chi tiết làm sao để thực đơn là một bản tuyên ngôn của chủ nghĩa dân tộc của sự nấu nướng, công việc của một đầu bếp chính chuyên nghiệp tuyển dụng từ một tàu du lịch sang trọng. Điều đáng để ghi nhận rằng nghệ thuật ẩm thực Pháp được chào mời tại Continental, nhấn mạnh rằng nó đã làm như thế trong ý thức hãnh diện dân tộc, bao gồm không chỉ tính chuyên nghiệp khi nấu nướng, mà còn ở nhiều loại thức ăn và sự quảng đại, như được phản ảnh nơi các kích cỡ của phần ăn phục vụ.

La vaste sale à manger était restée dans le style des Messageries Maritimes, comme la cuisine don’t le maitre d’oeuvre avait été débauché d’un paquebot.

Les menus, par l’abondance des plats et la générosité des portions étaient des veritable manifestes de nationalism culinaire. “Aussi biên qu’en France”, telle voulait être la devise (Franchini, 1995, trang 101). (24)

Phòng ăn rộng lớn theo kiểu của ‘Messageries Maritimes’ giống như nhà bếp với đầu bếp chính được bắt trộm từ một chiếc tàu chở du khách. Các bữa ăn, bởi sự thừa thãi của các đĩa thức ăn và sự hào phóng của phân lượng, là các bản tuyên ngôn đích thực của chủ nghĩa dân tộc trong sự nấu nướng. “Ngon y như ở bên Pháp’ là khẩu hiệu”.

Về vấn đề ăn uống tại các thuộc địa, tác giả Charles Le Mire nhận xét trong quyển Cochinchine franҫaise et royaume de Cambodge:

Si nous nous sommes longuement arêtes sur ce chapitre ce n’est point par amour de l’art ou par penchant pour la cuisinière bourgeoise mais parce que la table, qui peut n’être ailleurs qu’une condition première de l’existence physique exerce encore une grande et bienfaisante influence sur le moral … Les repas sont un motif de la reunion, une occasion de distraire par les plaisirs de la conversation, la varíeté des caractères et des idées et la gaité des menus propos (Le Mire, 1877, trang 347). (25)

Nếu chúng ta đã dành quá nhiều thì giờ cho chương này, đó không phải vì lòng yêu mến dành cho nghệ thuật này hay sự ưa chuộng đối với đầu bếp trưởng giả, mà bởi vì thức ăn, chỉ có thế thuộc loại hảo hạng cho sự sinh tòn của thể xác, song còn thực hiện một tác dụng hữu ích quan trọng trên tinh thần của chúng ta. Các bữa ăn đã là duyên cớ cho các buổi họp mặt, một cơ hội để giải trí xuyên qua các thú vui đàm luận, tình đa trạng của các nhân vật và các ý tưởng, và sự vui vẻ của câu chuyện nhỏ.

Điều hoàn toàn rõ ràng từ văn bản của Le Mire rằng phòng ăn tối là địa điểm lý tưởng cho việc tang cường các giá trị quốc gia cực đoan và quân phiệt (chauvinism). Các tiện nghi phòng ăn được giao cho tầm quan trọng chủ yếu tại các khách sạn thuộc địa, và được xem như sự hấp dẫn có giá trị nhất bởi lữ khách sâu sắc. Mạt khác các lữ khách coi trọng sự kín đáo riêng tư của họ hoàn toàn sẵn lòng đế đến gặp nhau trong các bữa ăn. Sự phục dịch quý phái, các đồ trang hoàng lộng lẫy và nghệ thuật nấu ăn cao cấp kết hợp với nhau để lấp đầy cảm giác lo âu của Cái Tôi, trong cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Đối với Lartéguy, cũng như đối với nhiều lữ khách khác, Continental lấp đầy lỗ hổng của sự mất nhà qua việc mở rộng không gian (spatialising) cho thời khoảng dời đổi chỗ ở bằng việc tìm lại được một “mái ấm gia đình với lò sưởi” [foyer, tiêng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], Lartéguy, 187, trang 60). Nghệ thuật ăn ngon và các sự phục vụ bữa ăn đã đóng một vai trò quan trọng trong khía cạnh này. Tuy nhiên, như chúng ta đã nhận thấy trước đây, ban cấp đặc ưu quyền cho các oikos trong kinh tế du hành cũng có nghĩa chống đỡ cho chủ nghĩa coi trọng một chủng tộc (ethnocentrism) và chủ nghĩa đế quốc. Điều này hiển hiện không đâu rõ nét cho bằng trong tiểu thuyết của Greene, quyển The Quiet American, nơi quan điểm thuật chuyện di chuyển chung quanh điều có thể được mô tả như một oikos huyền thoại: khách sạn Continental. Quán rượu và câu lạc bộ báo chí tại Continental đại biểu cho địa điểm của các mạng lưới năng động giữa các nhà trí thức, các ký giả, cảnh sát Pháp, các nhân viên viện trợ Hoa Kỳ và các phụ nữ địa phương. Quyển tiểu thuyết bắt đầu với nhân vật Fowler, ký giả người Anh, tại quán rượu Continental ngồi chờ đợi đối tác Hoa Kỳ, Pyle, đến nhập bọn với ông ta. Hồi kết thúc của quyển truyện lập lại cùng khung cảnh trong một hồi tưởng khác. Quầy rượu và câu lạc bộ báo chí trở thành các điểm tham chiếu cho sự xây dựng và cung cấp chứng liệu cho câu chuyện, còn chống đỡ một xướng xuất đế quốc khác gần một thế kỷ sau cuộc chinh phục đầu tiên của Âu Châu ở Sàigòn (Greene, 1955).

Kết Luận

Xuyên qua sự tìm đọc các sự trình bày về khách sạn Continental trong văn chương, bài viết này đã khảo sát phương cách làm sao mà Continental tại Sàigòn thuộc địa đã cấu thành một địa điểm phức hợp, nơi mà các cuộc đàm luận về chủ nghĩa thực dân, tình hiện đại và sự hưởng nhàn đã giao kết nhau để tạo ra một bàu không khí đã tái khẳng định tính hiện đại và căn cước Âu Châu tại một không gian xa lạ. Như sự tham khảo đến quyển tiểu thuyết của Graham Greene cho thấy, khách sạn Continental tại Sàigòn thời hậu Thế Chiến II vẫn còn là một tiêu điểm cho các du khách ngoại quốc. Nó tiếp tục để đại diện cho chủ nghĩa đế quốc Tây Phương tới mức độ mà nó còn chống đỡ cho các thái độ coi trọng một sắc dân ngoại quốc trên dân chúng địa phương. Tuy nhiên, Continental không còn là một mỏm đất nhô cao của thực dân; nó cũng không phải là một sàn phô diễn các tập tục hưởng nhàn của lữ khách lịch lãm. Quan trọng nhất, Sàigon của Người Mỹ Trầm Lặng (The Quiet American) không còn tượng trưng cho sự lãng mạng kỳ diệu của Paris. Mẫu quốc Âu Châu định hướng lối sống ngoại lai của Sàigòn tại Đông Dương thuộc địa đã bị thay thế. Chủ nghĩa thực dân Pháp bị đánh bại và bị thay thế bởi một nhãn hiệu khác của chủ nghĩa đế quốc Tây Phương, làm biến đổi thành phố thanh nhã, “hòn ngọc Viễn Đông” [“la perle de l’Orient”, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], thành một “thành phố xe gắn máy Honda” (Hondaville) bị khống chế bởi đồng đô la với các quán rượu, ma túy và mua bán xác thịt công khai của nó.

Kỹ nghệ du lịch hậu chiến mau chóng thay thế các đại khách sạn này, các di sản không mong muốn của kỷ nguyên thực dân, với các khách sạn Intercontinental (Liên Đại Lục) có nhãn hiệu riêng của nó. Ngày nay, trong một kỷ nguyên lữ hành đại chúng và du lịch tiêu thụ, tác giả Pico Iyer (2000) nhận xét rằng các phòng ngủ dọc đường thông thường (nondescript motels) và các phòng đợi dành cho khách vãng lai đã cung cấp nơi ở cho hàng triệu “con người toàn cầu”. Tuy nhiên, như được nêu ra trước đây ở dẫn nhập, vẻ quyến rũ của các sự huy hoàng của nơi trú náu của một thời đã qua chưa biến mất toàn bộ. Các đại khách sạn giờ đây đang được tiếp thị như các kiến trúc thực dân ngoại lai tại các thành phố hậu thuộc địa. Các động tác mới của “việc đền đài hóa” này (Peleggi, 2005) cống hiến du khach giàu có hay Viên Chức Giám Đốc Điều Hành Công Ty (CEO) [chữ viết tắt của thành ngữ Chief Executive Officer), chú của người dịch] chuyên di chuyển bằng máy bay một kinh nghiệm “thực dân” với các giá biểu thật xa hoa – một kinh nghiệm khác biệt một cách bao la với sự tiếp khách nhẹ nhàng của các hệ thống khách sạn toàn cầu hóa như Sheratons, Marriotts, và Novotels. “Lữ khách đặc biệt” của kỷ nguyên mới, giống như đối tác đế quốc của mình một trăm năm trước đây, khó có thể lẩn trốn sự quyến rũ của một “khách sạn Raffles” tái ngoại hóa (re-exoticised) tại Singapore hay một “Đại Khách Sạn Grand” tân trang tại Calcutta –chỉ khi nào người đó tự tách mình ra khỏi “khách du lịch” thời đại mới bị khinh rẻ hơn nhiều.

Ngô Bắc dịch
Nguồn: Srilata Ravi, Asian Studies Review

CHÚ THÍCH:

1. Xem Denby, 1998 và Walter, Fitchett, Meade và Lartéguy, 1987.

2. Xem trang nhà trên mạng internet của khách sạn Continental ở: http://www.continental-saigon.com/, tiếp cận ngày 17 Tháng Mười Hai, 2007.

3. Xem Peleggi, 2003. Trong sự nghiên cứu của ông về sự phục hồi các khách sạn thực dân tại Đông Nam Á từ thập niên 1990, tác giả Peleggi ghi nhận rằng hai yếu tố đang được thực hiện: yếu tố thứ nhất diễn ra trong lãnh vực vật thể nơi sự nâng cấp kiến trúc nhắm vào việc đạt được một vẻ tương đồng với nguyên bản; và yếu tố thứ nhì, trong lãnh vực tưởng tượng, nơi mà các huyền thoại về lịch sử của các khách sạn được dùng để chứng minh cho tư thế “đền đài tưởng niệm” và để phục vụ làm các chiến lược tiếp thị.

4. Một sự phát triển chi tiết về tính lưỡng phân (hay nhị nguyên: Binary) được nêu bật lên trong quyển phê bình về tác phẩm lữ hành của Paul Fussell nhan đề Abroad: British literary travelling between the Wars (1980) không tạo thành vấn đề trong cuộc nghiên cứu này. Trong mục đích của bài viết này các từ ngữ “traveler: người lữ hành” [chỉ người di chuyển từ nơi này đến nơi kia, theo định nghĩa thông thường trong từ điển, ND] và “tourist: khách du lịch” [người di hành với mục đích rong chơi, thường để ngoạn cảnh và cư trú tại các khách sạn, theo nghĩa thông thường trong từ điển, ND] được dùng cùng nghĩa, có thể thay cho nhau. Giả định này theo sau sự phân tích của Buzard, người đã nhận xét rằng người lũ hành/khách du lịch thì biến đổi thường trực giữa ước ao của mình muốn trở thành một quan sát viên tách biệt vô tư, với ước muốn để tham dự vào cảnh tượng hiến dâng cho mình. Xem Buzard, 1993. Tôi thừa nhận tầm quan trọng của giống phái trong các sự hình thành cá tính nhưng nhận định rằng một sự khảo sát nghiêm chỉnh trong khung cảnh này nằm ngoài phạm vi của bài nghiên cứu này.

5. Trong sự thiếu sót các tài liệu khách sạn, phần lớn những gì chúng tôi hay biết được về khách sạn đến từ quyển tự truyện của Philippe Franchini,Continental Saigon (1976). Quyển sách thảo luận chính yếu đến các kinh nghiệm của Philippe thời trẻ, con của người cha gốc Corsican và người mẹ gốc Việt Nam, tại Sàigòn thời thuộc địa. Quyển sách chứa đựng rất ít chi tiết cụ thể về sự điều hành thường nhật khách sạn. Trong thực tế quyểnContinental Saigon đóng góp rất nhiều về việc huyền thoại hóa một định chế thuộc địa, theo cùng phương cách mà các văn bản của các thực dân Pháp và khách lữ hành đã làm hồi sớm hơn của thế kỷ. Trong bài khảo luận này, các số trang tham chiếu theo ấn bản năm 1995 của quyển sách.

6. Kỷ nguyên thuộc địa của khách sạn có thể được phân chia thành các thời kỳ “anh hùng” (heroic) và “đế quốc” (imperial). Trong những năm ban đầu của sự hiện hữu của nó, các kẻ phiêu lưu thực dân, các kẻ lữ hành lập dị, và các khách du lịch quý phái đã cấu thành khối thân chủ giàu có của Continental. Các cuộc thăm viếng của các nhân vật huyền thoại như Marie David de Mayrena, vua xứ Sedang [do ông ta lập ra tại cao nguyên Trung Phần, chú của người dịch], trong năm 1888 đã khuếch đại bàu không khí của sự huyền bí, kỳ thú và phiêu lưu mà khách sạn đã phóng chiếu ra (Franchini 1995, trang 54). Trong thập niên 1930, Mathieu Franchini đã thay thế kỷ nguyên chất phác hay “anh hùng” được tạo lập bởi chủ nhân khách sạn Frassetto và “La Socíété des Grands Hotels” (Hội Các Đại Khách Sạn) bằng một bàu không khí đế quốc mang lại cho các khách hàng của ông các tiện nghị hiện đại cũng như niềm khoái lạc và sự tinh tế của Paris (Franchini, 1995, trang 101).

7. Tự truyện của Franchini không cung cấp chi tiết về người mua. Tuy nhiên tác giả tuyên bố rằng ông không chắc là danh xưng của công ty liên can đến sự thanh lý các tích sản của khách sạn là “Dupond” hay “Durand” (Franchini, 1995, trang 284).

8. “As I pass, I recognize the dark shape of the cathedral, indifferent to changes in time. Here is the Central Post Office … on the front wall of the building a giant clock continues to mark time. Then, here is the famous rue Catinat, which had become rue de la Liberté after French colonization and is re-baptised today as rue Đồng Khởi. In those days, it used to be bordered by chic cafes’ and renowned bars amongst which was the bar at the Continental hotel. One used to mix with the most elegant women of Saigon here” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

9. Sự thiết lập Nhà Hát Thành Phố (Théâtre Municipal) trong năm 1911 đã phóng ra một kỷ nguyên mới của sự giải trị tại thuộc địa và khách sạn trở thành nơi trú ngụ của “les broussailleux” (các người Pháp sống tại các tỉnh khác) và các viên chức khác sống bên ngoài Sàigòn đến thành phố để xem các buổi trình diễn và tham dự và đời sống văn hóa của “Tout Sàigòn” (Toàn Thể Saigòn).

10. “The Continental is anchored in rue Catinat halfway from the Plateau where the Cathedral stands, the Norodom Palace and its colonial splendor – and from the port with its tall commercial building, its wharfs where rubber, precious wood and rice, the riches of the colony, are piled up” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

11. …”the green hour on the Continental terrace when short evenings used to fall on carob trees and coaches used to cross rue Catinat to the sound of their bells”.

12. “It was a manner of expressing the confidence one had in the colonizing mission through the hotel architecture. Not only đi the entrance hall open out on the same level as the pavement, the ground floor also opened outwards to make it appear like a vast gallery. In effect, the Continental closely resembled a ship, its structures, freshly unloaded from the vessels were filled with odours of decks and gangways” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

13. “Saigon, 9 o’clock in the evening – the rue Catinat … White people, full white, and appearing whiter in the electric light as they trot past swiftly in their Malay horse driven carraiages” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

14. “Rue Catinat, a fashionable bustle, appropriate and yet admirably free and impudent because the sovereign law of the region and its climate privilege foreign customs. There are people from every country. Europeans, mainly French, rub shoulders with the natives with the patronizing insolence of conquerors” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

15. “Rue Catinat, we laugh and we get off happily in front of the hotel” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

16. “Saigon, 9 o’clock in rue Catinat … A vague atmosphere like that of a southern spa town living its nocturnal, lustful and nervous hours. White people, fully white, and appearing whiter in the electric light trot past swiftly in their tiny Malay horse driven carriages. Golden threads shine on the sailors’ sleeves and hats, excessive jewels and necklaces glow on the brown skins of the mixed-race women hiđen in soft muslin. As the trot of the courageous young beasts whipped by the sais become faster, the more marked becomes the lack of restraint in postures, the tilted stupor of smokers and the deliberate state of bliss of couples envied by lonely people sitting on the terraces and taking refuge in the consolation provided by an iced cocktail” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

17. “Generally speaking, one can define travel as this modern hesitation between frenzied nomadism and hesistant disorientation, this unresolved floating that privileges elsewhere and escape only to further withdraw in a huddled manner into the tiny home of the Self” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

18. “In Saigon, one can see: 1. A Catholic church, red bricks, two bells; 2. Statue of Gambetta in an overcoat with a fur collar; 3. The theatre (here we must add that the architect had a good idea, that is to write “theater” on the front wall, without which, inspired by my love for farming, I would have climbed up in the hope of watching the latest agricultural show of the neighbourhood; 4. The Continental’s terrace; 5. The Governor General’s palace and its garden and its avenue, which is worth something; 6. Quiet rickshaws; 7. Rue Catinat” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

19. Van Den Abbeele, 1985, trang 66. Cũng xem, MacCanell, 1976.

20. “If an atmosphere of a bygone lively era is still present in the image of Indochina, it is in Saigon that its colours are visible” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

21. “… what smells of roasted nut! Ah! The opium smokers, Zim! Zim! Boum! Boum! And this is the single-string violin, which sounds like a cat thatbis being skinned … And the little Cantonese girls who sing like a whistling steam engine! We can no longer hear each other. This is a world where one has fun” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

22. “In Saigòn, there are two eccentric gentlemen. If I did not go of my own accord to the terrace at the Continental, I would go specially at dinner time to see the two gentlemen announced” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

23. “I did not check into a hotel, I found a home there” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

24. “The huge dining room was in the style of the “Messageries Maritimes” like the kitchen whose chief cook had been poached from a passenger ship. The meals, by the profusion of dishes and the generosity of portions, were true manifestos of culinary. “As good as in France”, that was the motto” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

25. “If I have spent so much time on this chapter it is not because of love for this art or fondness for the bourgeois cook, but becaused food, which can only be a primary condition for physical existence,still excercises an important beneficial influence on our morale. Meals are an excuse for meetings, an opportunity for entertainment through the pleasures of conversation, the variety of characters and ideas, and the gaiety of small talk” (phần dịch sang tiếng Anh là của tác giả).

____________________________________________________________________________________________________________________________

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bleakley, Horace (1926) A tour in southern Asia (London: John Lane).

Bruckner, Pascal (1979). Au coin de la rue aventure (Paris: Seuil).

Buzard, James (1993) The beaten track: European tourism, literature and the ways to culture, 1800-1918 (Oxford: Oxford University Press).

Coward, Noel (1937) Present indicative (London: W. Heinemann).

Denby, Elaine (1998) Grand hotels: reality and illusions: An architectural and social history (London: Reaktion Books).

Farrère, Claude (1919) Les civilisés (Paris: Flammarion, 1919).

Franchini, Philippe (1995) Continental Saigon (Paris: Ed Métailié) (Ấn bản đầu tiên năm 1976).

Fussel, Paul (1980) Abroad: British literary traveling between the Wars (New York: Oxford University Press).

Greene Graham (1973). The quiet American (London: Heinemann) (Ấn bản đầu tiên năm 1955).

Hancock, Claire (1999) Capitale du Plaisir: the remaking of imperial Paris, trong sách đồng biên tập bởi Felix Driver và David Gilbert, Imperial cities: Landscape, display and identity, các trang 64-95. (Manchester: Manchester University Press).

Iyer, Pico (2000) The global soul: Jet lag, shopping malls and the search for home (London: Bloomsbury).

Le Mire, Charles (1877). Cochinchine franҫaise et royaume de Cambodge.

Lefevre, Kim (1995). Le Retour à la saison des pluies (Paris: Éditions de l’aube).

Leuba, Jeanne (1920) L’aile de feu (Paris: Calman Levy).

Londres, Albert (2002) Visions Orientales (Paris: Le Serpent à plumes).

MacCanell, Dean (1976) The Tourist: A new theory of the leisure class (New York: Schocken Books).

Malraux, André (1976) Antimémoires (Paris: Gallimard).

Massey, Doreen (1993) Power geometry and a progressive sense of place, trong sách đồng biên tập bởi John Bird, Curtis Barry và các tác giả khác),Mapping the futures – local cultures, global change, các trang 59-69 (London: Routledge).

Maugham, Somerset (1955) The gentleman in the parlour, trong quyển The Travel books of W. Somerset Maugham (London: William Heinemann).

Norindr, Panivong (1996). Phantasmatic Indochina: French colonial ideology in architecture, film, and literature (Durham: Duke University Press).

Peleggi, Maurizzio (2005) Consuming colonial nostalgia: The monumentalisation of historic hotels in urban South-East Asia. Asia Pacific Viewpoint46(3), các trang 255-65.

Peleggi, Maurizzio (1996) National heritage and global tourism in Thailand. Annals of Tourism Research 23, các trang 432-48.

Pratt, Mary Louise (1992) Imperial eyes (London: Routledge).

Rojek, Chris (1995). Decentring leisure – rethinking leisure theory (London: Sage Publications).

Sitwell, Osbert (1949). Escape with me (London: Macmillan).

Star, Jean (1902) Tonkinades (Paris: Calmann-Lévy).

Van den Abbeele, Georges (1992) Travel as metaphor: from Montaigne to Rousseau (Minneapolis: University of Minnesota Press).

Van den Abbeele, Georges (1985) Montesquieu tourist, or a view from the top. L’esprit Créateur XXV(3).

Walter, Marc, Joseph Fitchett, Martin Meade et Jean Lartéguy (1987) Palaces et Grands Hôtels d’Orient (Paris: Flammarion).

Wright, Gwendolyn (1991). The politics of design in French colonial urbanism (Chicago: University of Chicago Press).

Nguồn: Sài Gòn xưa

Leave A Reply

Your email address will not be published.