Triều đại phong kiến cuối cùng của Triều Tiên
TVN
Vào năm 1901, sau khi dành ưu thế tại Triều Tiên khi là kẻ thắng trong chiến tranh Nga- Nhật, chính phủ của Nhật khi đó đã cưỡng bức Triều Tiên ký Điều ước Sát nhập Hàn-Nhật. Sự cai trị sau đó của Nhật rất tàn bạo và nhiều người Triều Tiên đã kháng cự, cuối cùng dẫn đến phong trào đòi độc lập. Tuy nhiên, phong trào này đã bị Nhật đàn áp dã man và hàng ngàn người đã bị Nhật giết hại, trong đó có cả vị vua của triều đại Joseon- Gojung- người đã bị Nhật đầu độc chết. Và cái chết ai oán này cũng chính thức mở đầu cho một loạt những thảm cảnh mà người trong hoàng tộc cuối cùng này phải gánh chịu.
Nước mất nhà tan
Nửa đầu thế kỷ XIX, thuyền buôn của các nước Nga, Anh, Pháp, Mỹ lần lượt đến vùng biển Hàn Quốc gõ cửa đòi thiết lập quan hệ buôn bán. Trước sự xuất hiện của phương tây, cùng với những hành động ngang ngược, cướp phá của họ khiến triều đình Choson thực hiện chính sách đóng cửa bất hợp tác. Từ năm 1864, vua Gojong kế vị ngôi hoàng đế. Để củng cố quyền lực, ông đã tiến hành cải cách, tuy nhiên, cuộc cải cách của ông đã vấp phải nhiều trở ngại. Sau đó, quyền lực hoàng gia chính thức nằm trong tay hoàng hậu Min- vợ của hoàng đế Gojong.
Sau cuộc chiến tranh Giáp Ngọ năm 1894, Trung Quốc đại bại, phe thân Nhật thừa cơ cướp tiếm quyền, làm cho thế lực của Hoàng hậu Min suy yếu, bà quay sang cầu cạnh nước Nga với mong nước nước này hợp tác giúp bà chống Nhật. Nhận được thông tin này, công sứ Nhật khi ấy là Miura đã đem quân tấn công vào hoàng cung, ám sát hoàng hậu Min tại lầu Ngọc Hồ, đồng thời uy hiếp buộc hoàng đế GoJong phế bỏ vương vị hoàng hậu của bà. Được biết, cái chết bất ngờ của hoàng hậu Min vào ngày 8/10/1895 đã để lại dấu ấn về những gì xấu xa và tàn bạo trong lịch sử: Xác của hoàng hậu Min đã bị thiêu rụi và những tổ chức tuyên truyền cho chính phủ Nhật Bản khi đó đã miêu tả cuộc ám sát trên như là kết quả của một cuộc tranh giành quyền lực.
Không chỉ giết chết hoàng hậu Min, vào năm 1895, nhằm quét sạch thế lực thân Nga, Người Nhật ép ban bố lệnh cắt tóc, buộc người Triều Tiên phải thay đổi phong tục tập quán, cắt ngắn tóc, sửa lại quần áo. Nhân dân đâu đâu cũng tỏ ra rất căm phẫn. Sau cuộc xâm lăng và sự thôn tính “mặc nhiên” Triều Tiên của người Nhật vào năm 1910, các hoàng tử và công chúa của hoàng gia bị buộc phải đến Nhật để được cải tạo và lập gia đình. Đối với hoàng đế Gojong, mặc dù luôn mang trong mình sự căm giận đối với Nhật nhưng ông cũng không thể làm gì thay đổi thời thế và phải nhẫn nhục chứng kiến lần lượt nhìn các con trai của mình bị người Nhật bắt đi đào tạo để trở thành những chiêu bài chính trị sau này.
Cũng vào lúc đó, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Khi ấy, nhân dịp các nước thắng trận họp nhau lại tại Thủ đô Paris của Pháp, hoàng đế Gojong đã bí mật cử đoàn công sứ đến cuộc họp để vạch trần tội ác của quân Nhật và kêu gọi sự can thiệp của phương tây. Tuy nhiên, hành động này của Gojong đã không qua được mắt người Nhật. Khi kế hoạch bị tiết lộ, ông đã bị người Nhật đầu độc bằng một chén rượu và qua đời không lâu sau đó.
Sau khi hoàng đế Gojong qua đời, con trai của ông là Sujong lên kế vị. Tuy nhiên, khi mới chỉ là thái tử, Nhật đã ngầm sai bỏ một lượng lớn nha phiến vào tách cà phê của Sujong. Ngay sau khi uống, Thái tử Sujong đã ngã ra đất bất tỉnh nhân sự. Mặc dù, Ngự y đã cấp cứu kịp thời và cứu được mạng sống, nhưng về sau thể chất của Sujong ngày càng ốm yếu và suốt đời vô sinh. Mặc dù là hoàng đế của một quốc gia nhưng khi lên kế vị vua cha, dưới sự điều khiển của Nhật, Sojung không khác gì một vị hoàng đề bù nhìn. Vào ngày 25-4-1926, hoàng đế Sojung đã trút hơi thở cuối cùng bên cạnh mộ của vua cha. Nhiều người cho rằng, trước đó vị hoàng đế này đã mắc chứng bệnh hoang tưởng và ông chết khi những vết thương tinh thần đã ở mức vô cùng trầm trọng.
Chứng bệnh hoang tưởng của hoàng đế
Hoàng đế Sojung sinh vào năm 1874, khi sinh ra vốn là một đứa trẻ yếu đuối. Tuy nhiên vì là con trai duy nhất của hoàng đế Gojung và hoàng hậu Min nên từ khi 1 tuổi, Sojung đã được lập làm thái tử. Cuộc sống của vị hoàng đế cuối cùng này đã cô đơn ngay từ nhỏ khi mẹ đẻ- hoàng hậu Min bị Nhật ám sát. Không những thế, khi cùng cha là hoàng đế GoJung phải sống tị nạn trong tòa công sứ Nga để tránh người Nhật sát hại, Sojung đã thấm hiểu thế nào là nỗi tủi nhục của một vị hoàng đế mất nước.
Năm 1907, do chính phủ Nhật buộc hoàng đế Gojung thoái vị và đầu độc bằng một chén rượu, Thái tử Sojung chính thức lên kế vị vua cha. Tuy nhiên, mới ngồi được trên ngai vàng vài ngày, Nhật với quyền lực và sự bành trướng của mình đã thực hiện cải cách quan chế, bổ nhiệm người Nhật Bản vào hàng ngũ quan lại Triều Tiên. Chính bản thân hoàng đế Sojung cũng nhận thức được rằng, hình ảnh hoàng đế của ông chỉ là một con bù nhìn, luôn chịu sự chỉ đạo và giật giây từ phía Nhật mà không có bất kỳ quyền hành nào trong tay.
Sống trong tâm lý là một ông vua bù nhìn, để giải tỏa những uất ức không thể giãi bày cùng ai, hoàng đế Sojung khi đó thường hay ra mộ của cha mình. Được biết vào thời điểm đó, ngày nào Sojung cũng ngồi bên cạnh mộ, rì rầm nói chuyện một mình, sau đó lại thơ thẩn quanh ngôi mộ đến tối mới trở về hoàng cung. Tuy nhiên khi trở về nhà, hoàng đế Sojung cũng rất ít khi hé môi nói chuyện với ai nửa lời.
Về sau, trong cung được mắc điện thoại, hoàng đế Sojung đã sai người nối dây bắc máy thông tới tẩm cung và lăng mộ phụ hoàng. Cứ mỗi dịp lễ tết, mùng một, ngày rằm, ông lại sai bọn quan thị vệ bắc máy nối dây. Những lúc như thế, hoàng đế Sojung lại mặc áo đại tang, quỳ trước bài vị phụ mẫu, tay cầm ống nói, rì rầm hội báo mọi việc trên đời với vong linh phụ hoàng. “Cảnh tượng lúc đó trông rất đáng sợ. Trông hoàng đế Sojung khi đó như một linh hồn hiện về. Ông cứ rì rầm nói qua điện thoại một mình, nếu có ai đó thắc mắc thì ông chỉ ngẩng lên lừ mắt mà không nói một lời nào. Lúc đó ai cũng nghỉ hoàng đế của chúng ta bị điên hoặc mắc chứng bệnh hoang tưởng”- một thị vệ hầu hạ cho hoàng đế Sojung đã kể lại.
Tuy nhiên, cũng không lâu sau khi có những triệu chứng bất thường về thần kinh, vào tháng 4 năm 1926, hoàng đế Sojung đã trút hơi thở cuối cùng bên ngôi mộ của phụ hoàng mình, kết thúc chuỗi ngày đau khổ và uất hận của một vị vua mất nước.
Nghi vấn về cuộc đời hoàng tử cuối cùng
Cách đây vài năm, nhiều nhà sử học của Hàn Quốc đã tiết lộ một trông tin nóng hổi khi họ cho biết, hoàng tử cuối cùng của triều đại Chonsu vẫn đang sống ở Mỹ. Không những thế, cuộc đời của vị hoàng tử có tên là Yi Seok này cũng “ba chìm bảy nổi” khi có lúc ông phải sống vất vả trong công viên, bên vỉa hè hay trong những khu thùng cáctông dành cho kẻ vô gia cư tại Mỹ.
Được biết, vị hoàng tử cuối cùng này là cháu nội của hoàng đế Gojong, ông này đã di cư sang Mỹ vào đầu thập niên 80. Đến Los Angeles bằng hộ chiếu du lịch, Yi Seok bị xem như thành phần nhập cư lậu, vì thế cuộc sống của vị hoàng tử cuối cùng này luôn nay đây mai đó và phải làm đủ mọi ngành nghề dành cho tầng lớp thấp hèn nhất trong xã hội Mỹ, từ chùi bồn cầu cho đến làm vệ sinh hồ bơi.
Tuy nhiên, sau một cuộc hôn nhân giả mạo để có được tấm thẻ thường trú tại Mỹ, cuộc sống của Yi Seok khấm khá lên thấy rõ. Năm 1989, Yi Seok bắt đầu nảy sinh ước nguyện khôi phục thanh danh Vương triều Chosun sau khi ông từ Los Angeles trở về Hàn Quốc để chịu tang bà cô ruột của ông. Chuyến trở về này đã tác động mạnh khiến cho Yi Seok ấp ủ trong lòng ý định sẽ trở về Hàn Quốc sinh sống, sau bao nhiêu năm bôn ba.
Ông Yi Seok cho biết, nguyện vọng duy nhất của ông là muốn con cháu đời sau tiếp tục lưu truyền những câu chuyện về một trong những vương triều vĩ đại nhất trong lịch sử Triều Tiên. Tuy nhiên, nguyện vọng đó có thành hiện thực hay không còn tùy thuộc nhiều vào yếu tố “may rủi”. Hiện tại, đa số người dân Hàn Quốc vẫn không hề biết ai là vị Hoàng tử cuối cùng thừa kế ngai vàng Chosun, người ta thậm chí không màng đến cả sự tồn tại của ông, ngoại trừ chính quyền và một bộ phận cư dân thành phố Chonju, nơi ông đang sinh sống.
Hải Hiền (Theo Huanqiu)