Kyiv: đàm phán với Nga lúc này là ‘đầu hàng’

TVN

0 181

Trong cuộc trả lời dành cho hãng tin Pháp ngày 20/11/2022, Mykhailo Podoliak nhận định việc phương Tây tìm cách thuyết phục Kiev đàm phán với Nga hơi « lạ kỳ » vào lúc mà quân đội Ukraina đang giành được những thắng lợi quan trọng về mặt quân sự. Đòi Ukraina đàm phán với bên đã đem quân xâm lược nước này không khác gì bắt chính quyền Kiev phải « đầu hàng ».

Vẫn theo cố vấn của tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraina tự vệ đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ của mình thì tại sao lại phải đầu hàng trước trong lúc mà quân Nga đang thua và phải bỏ chạy. Hơn nữa theo Mykhailo Podoliak, một cố vấn thân cận với tổng thống Ukraina, hiện tại « Matxcơva chưa trực tiếp đưa ra bất kỳ một đề xuất nào » về khả năng đàm phán. Nga chỉ đánh tiếng qua một số trung gian và thậm chí còn nêu lên khả năng « ngừng bắn ».

Ông Podolyak cho hay Moskva chưa đưa ra “bất kỳ đề xuất trực tiếp nào” về đàm phán hòa bình với Kiev, thay vào đó chuyển đề nghị qua các bên trung gian và thậm chí nêu khả năng ngừng bắn. Kiev xem các cuộc đàm phán như vậy chỉ là cách Moskva “câu giờ” để có thêm thời gian khôi phục lực lượng, chuẩn bị cho đợt tấn công mới.

“Nga không muốn đàm phán. Nga đang tiến hành chiến dịch truyền thông gọi là ‘đàm phán'”, cố vấn tổng thống Ukraine nói. “Họ muốn câu giờ. Trong khi chờ đợi, họ sẽ huấn luyện lính dự bị mới được huy động, tìm thêm vũ khí và củng cố các vị trí phòng thủ của mình”.

Theo Podolyak, bất chấp những thất bại quân sự gần đây, trong đó có quyết định rút quân khỏi thành phố Kherson, Nga vẫn cho rằng họ “có thể hủy diệt Ukraine”. Bởi vậy, ông tin rằng đàm phán với Tổng thống Vladimir Putin sẽ “chẳng có ý nghĩa gì”.

Ông Podolyak cũng cho rằng phương Tây không thể gây sức ép để Ukraine chấp nhận đàm phán. “Các đối tác của chúng tôi vẫn nghĩ rằng có thể trở lại thời kỳ trước chiến tranh, khi Nga là đối tác đáng tin cậy”, ông nói.

Cố vấn này thêm rằng Ukraine “không thể tạm dừng” cuộc phản công, bởi “thậm chí một chút nghỉ ngơi cũng chỉ làm tăng thêm tổn thất mà Kiev phải gánh chịu”.

Trong khi đó, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 19/11 viết trên Twitter rằng phương Tây đang “thúc giục Kiev tham gia đàm phán” vì không muốn đoạn tuyệt quan hệ với Nga, điều “có thể dẫn đến Thế chiến III”.
Truyền thông Mỹ gần đây đưa tin nhiều quan chức cao cấp Hoa Kỳ, như là tổng tham mưu trưởng Mark Milley, cho rằng trong tình huống hiện tại, « một cơ hội đang mở ra cho các cuộc đàm phán ». Để giải quyết xung đột, ngoài sức mạnh quân sự, các bên còn cần đến những giải pháp về chính chính trị và ngoại giao. Nhà Trắng cách nay hai ngày xác định lại : đàm phán hay không là quyết định tùy thuộc duy nhất vào tổng thống Volodymyr Zelensky.

Thủ tướng Anh, Rishi Sunak hôm 19/11/2022 dành chuyến xuất ngoại đầu tiên đến Kiev. Ông cam kết tăng viện trợ vũ khí cho Ukraina, đặc biệt là giúp Kiev « tăng cường khả năng phòng không ». Tương tự như hai người tiền nhiệm là Boris Johnson và Liz Truss, ông Sunak đã nhắc lại Luân Đôn luôn sát cánh với Kiev cho đến khi nào « hòa bình và an ninh được vãn hồi tại Ukraina ». Thủ tướng Sunak thông báo thêm một khoản viện trợ nhân đạo 16 triệu bảng Anh và 50 triệu viện trợ quân sự cho Ukraina. Thông cáo của phủ thủ tướng Anh nói rõ, trong đó bao gồm 125 hệ thống đại bác phòng không và nhiều phương tiện kỹ thuật, như radar, thiết bị điện tử chống drone nhằm đánh chặn drone của Iran do Matxcơva sử dụng.

Chiều ngày 20/11, bộ trưởng Quốc Phòng New Zealand, Peeni Henare đến Kiev. Wellington mạnh mẽ lên án Nga « bất hợp pháp » xâm lược Ukraina. New Zealand gửi nhân viên quân sự sang Anh Quốc đóng góp với Luân Đôn trong công tác đào tạo cho các quân nhân Ukraina và đã viện trợ cho Ukraina hơn 37 triệu đô la để đối mặt với chiến tranh.

Leave A Reply

Your email address will not be published.