Lâu đài Gaziantep, di tích lịch sử của Thổ Nhĩ Kỹ bị phá hủy trong trận động đất

TVN

0 171

Trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6/2 đã gây ra nhiều thương vong ở 10 thành phố trong khu vực chịu ảnh hưởng, khiến hơn 4.000 người chết và hàng nghìn người bị thương, phá hủy hơn 1.700 tòa nhà. Các nhà nghiên cứu ghi nhận hơn 18 dư chấn mạnh từ 4 độ trở lên sau chấn động ban đầu. Trận động đất cũng phá hủy nhiều công trình lịch sử, trong đó nổi bật nhất là lâu đài Gaziantep.

Theo CNN, lâu đài Gaziantep đã sụp đổ trong trận động đất mạnh 7,8 độ xảy ra ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria vào rạng sáng ngày 6/2 (giờ địa phương).

Một số pháo đài ở phía đông, nam và đông nam của lâu đài Gaziantep lịch sử ở quận trung tâm Sahinbey đã bị phá hủy bởi trận động đất, các mảnh vỡ nằm rải rác trên đường, hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đưa tin.

Ảnh và video ghi hình lâu đài Gaziantep gần 2.000 năm tuổi vốn là một trong những thành trì nguyên vẹn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy nhiều đoạn tường đá đổ sụp xuống pháo đài. Một số thành lũy ở phía đông, nam và đông nam của lâu đài Gaziantep ở quận trung tâm Şahinbey bị phá hủy, khiến mảnh vỡ rơi rải rác trên mặt đường, theo hãng tin Anadolu. Các rào chắn bằng sắt quanh sân lâu đài nằm phân tán trên vỉa hè xung quanh. Phần tường còn lại bên cạnh lâu đài cũng đổ nát. Ở một số thành lũy, nhiều vết nứt lớn xuất hiện sau trận động đất.

Mái vòm và bức tường phía đông của Nhà thờ Hồi giáo Sirvani lịch sử, nằm cạnh lâu đài và được cho là xây dựng vào thế kỷ 17, cũng bị sập một phần.

Theo các tài liệu khai quật khảo cổ, Gaziantep là lâu đài đầu tiên được xây dựng bởi Đế chế Hittite như một điểm quan sát. Sau đó, nó được xây dựng thành một lâu đài chính của Đế chế La Mã. Tất cả nằm trên đỉnh một ngọn đồi trung tâm của Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ. Lâu đài này hoàn thành vào thế kỷ thứ 2 và 3 sau Công nguyên.

Lâu đài Gaziantep đã trải qua sự mở rộng và cải tạo hơn nữa dưới thời Hoàng đế Justinianus trong khoảng thời gian từ 527 đến năm 56 sau Công nguyên. Chu vi của lâu đài hình tròn là 1.200 m. Các bức tường được xây dựng bằng đá và lâu đài bao gồm 12 tòa tháp.

Ảnh chụp bên ngoài lâu đài Gaziantep vào năm 2022. Ảnh: CNN.

Lâu đài đã được cải tạo nhiều lần và có hình dạng cuối cùng vào năm 2000. Ngày nay, lâu đài Gaziantep được sử dụng làm bảo tàng và là địa điểm tham quan thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.

Khoảng 98% diện tích Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng dễ xảy ra động đất và khoảng 1/3 đất nước nằm ở nguy cơ cao, bao gồm khu vực xung quanh những thành phố lớn như Istanbul và Izmir cùng vùng Đông Anatolia.

Trong khi đó tại Syria, Cơ quan cổ vật của nước này cho biết một số địa điểm khảo cổ của Syria bao gồm một tòa thành nổi tiếng ở phía bắc thành phố Aleppo được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới đã bị hư hại trong trận động đất lịch sử rạng sáng ngày 6/2.

Tổng cục Cổ vật và Bảo tàng Syria công bố hình ảnh hư hại và thông báo, các bộ phận của mái vòm của tháp của nhà thờ Hồi giáo Ayyubid bên trong tòa thành cổ đã bị đổ. Lối vào pháo đài đã bị hư hại, bao gồm cả lối vào tháp Mamluk.

Leave A Reply

Your email address will not be published.