Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách đen buôn người

TVN

0 617

Mỹ ngày 19/7 bổ sung tên Việt Nam, Campuchia, Brunei và Macau vào danh sách đen buôn người với cáo buộc nỗ lực yếu kém trong việc ngăn chặn hoạt động cưỡng ép mại dâm hay hỗ trợ lao động nhập cư.

Trong phúc trình thường niên, Hoa Kỳ cũng đã thêm Belarus vào danh sách đen và đưa Bulgaria vào danh sách theo dõi vì lo ngại rằng nước này không coi trọng nạn buôn người.

Phúc trình buôn người hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ từ trước đến nay không tha cho các đồng minh thân cận, thường gây xích mích, mặc dù các quan chức Hoa Kỳ nói rằng việc này đã khiến các chính phủ phải hành động.

Các quốc gia bị đưa vào danh sách đen – “Bậc 3” – phải chịu các chế tài của Hoa Kỳ, mặc dù chính quyền Mỹ thường miễn trừng phạt đối với các quốc gia thân thiện hứa hẹn sẽ cải thiện.

Việt Nam, quốc gia có mối quan hệ nồng ấm với Washington do cùng quan ngại về một Trung Quốc trỗi dậy, đã bị hạ cấp xuống Bậc 3.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói chính quyền Hà Nội đã giảm các vụ truy tố buôn người trong năm 2021.

Phúc trình đặc biệt nhận thấy Việt Nam sai trái khi không có hành động nào xử lý một nhà ngoại giao và nhân viên sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê út bị cáo buộc đồng lõa buôn bán một số công dân Việt ra nước ngoài.

Tại Campuchia, Bộ Ngoại giao nói “nạn tham nhũng phổ biến” đã cản trở nỗ lực giúp đỡ hàng nghìn trẻ em, bao gồm cả trẻ em bị buôn bán đến các cơ sở giải trí, lò gạch và các hoạt động lừa đảo trực tuyến.

Tại thành phố bán tự trị của Trung Quốc ở Macau, một lãnh thổ cũ của Bồ Đào Nha nổi tiếng với các sòng bạc và ngành công nghiệp tình dục nở rộ, phúc trình cho biết chính quyền đã không cung cấp dịch vụ cho một nạn nhân buôn người trong ba năm liên tiếp.

Cùng với Malaysia, các quốc gia vẫn kẹt trong danh sách đen từ năm trước là Afghanistan, Cuba, Eritrea, Guinea-Bissau, Iran, Myanmar, Triều Tiên, Nicaragua, Nga, Nam Sudan, Syria, Turkmenistan và Venezuela.

Các điều khoản của Luật Bảo vệ Nạn nhân Buôn người hạn chế một số loại viện trợ của Mỹ và một vài phạm vi khác trong tài trợ của Mỹ và tài trợ đa phương dành cho các nước Bậc 3 bắt đầu với Phúc trình Buôn người năm 2003.

Các khoản tài trợ bị hạn chế bao gồm viện trợ không vì mục đích nhân đạo, viện trợ nước ngoài không liên hệ đến thương mại được cho phép chiếu theo Luật Viện trợ Nước ngoài 1961, các hoạt động mua bán và tài trợ được cho phép chiếu theo Luật Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí, tài trợ trao đổi giáo dục-văn hóa, cũng như các khoản cho vay và nguồn quỹ do các ngân hàng phát triển đa phương và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cung cấp.

Theo VOA

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.