Những bức tranh tường thời Xô Viết đang bị lãng quên và phá bỏ
TVN
Kể chuyện qua tranh khảm và tranh tường là một truyền thống có từ thời xa xưa. Trong thời kỳ Xô Viết, tranh tường được sử dụng rộng rãi như một phương tiện tuyên truyền, truyền bá ý tưởng và khẩu hiệu thông qua các tác phẩm nghệ thuật có màu sắc rực rỡ trên tường của các nhà máy, trường học, tòa nhà chính phủ và khu nhà ở trên khắp Liên Xô. Những bức tranh tường thường mô tả những người đàn ông và phụ nữ chăm chỉ trong các hợp tác xã.
Trên các tòa nhà chính phủ, trường học, v.v…, các bức tranh tôn vinh công nhân, nhà khoa học, binh lính, thợ mỏ, công nhân luyện thép, người vắt sữa, vận động viên thể thao và phi hành gia Liên Xô. Còn những bức tranh khảm trên các khu chung cư bình thường thường được dành riêng cho lịch sử Chủ nghĩa Cộng sản và Vladimir Lenin, mô tả mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính đều là những người xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản.
Một số bức tranh khảm đầu tiên của Liên Xô xuất hiện dưới thời Stalin cai trị vào những năm 1930, trang trí cho các nhà ga, nhà hát và ga tàu điện ngầm Moscow theo phong cách tân cổ điển lớn. Nó đã lỗi thời vào những năm 1950 dưới thời Nikita Khrushchev, nhưng lại xuất hiện trở lại dưới thời Leonid Brezhnev vào cuối những năm 1960 và 1970. Đây là thời điểm hầu hết các tác phẩm nghệ thuật hiện nay xuất hiện trên khắp Khối phía Đông đều được thực hiện.
Nghệ thuật tranh khảm này được nhà nước tài trợ một cách hào phóng. Tất cả các tòa nhà công cộng mới đều có 5% ngân sách dành cho “các yếu tố nghệ thuật”. Nếu dự án là một tòa nhà danh tiếng thì chúng sẽ được thiết kế bởi các nghệ sĩ địa phương. Mọi thứ mà Liên Xô làm vào thời đó đều có quy mô khổng lồ. Có một số bức tranh tường cao tám tầng.
Sau sự tan rã của Liên Xô vào những năm 1990, phần lớn tác phẩm nghệ thuật công cộng của đế chế này đã bị diệt vong. Nhưng một số vẫn sống sót. Khi Putin xâm lược Ukraine vào năm 2020, các di sản Liên Xô bắt đầu bị xóa sổ toàn diện tại quốc gia này.
Dù vậy, các nhiếp ảnh gia nghiệp dư cũng như các chuyên gia, người dân địa phương cũng như khách du lịch đã cố gắng chụp bằng máy ảnh những tác phẩm nghệ thuật này trước khi chúng biến thành đống đổ nát…