Bồn Kèn – bùng binh đầu tiên của Sài Gòn

TVN

0 85

Bùng binh lần đầu tiên xuất hiện là ở ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi ngày nay. Vào năm 1920 giao giữa hai đại lộ lớn là Charner (Nguyễn Huệ) và Bonard (Lê Lợi) người Pháp đã xây dựng một vòng xoay giao thông tại đây lấy tên là “Bồn Kèn”. Ban đầu nơi đây chỉ là một cái bệ cao hình bát giác, vào mỗi chiều sẽ có một số người lính (binh) Tây tới chơi nhạc cho dân nghe. Chính vì vậy thường được gọi bằng cái tên dân dã là “Bồn Binh”.

Lâu dần từ “Bồn Binh” đã được đọc trại thành “Bùng binh” và nơi đây cũng đã có cái tên gọi mới là “Bùng binh Bồn Kèn”.

Nằm ở khu vực sầm uất nhất Sài Gòn xưa, bùng binh Bồn Kèn là nơi giao nhau giữa hai đại lộ lớn Charner (Nguyễn Huệ) và Bonard (Lê Lợi, quận 1) – nơi có nhiều khách sạn, cửa hàng kinh doanh thương hiệu lớn.

Đường Charner vốn là con kênh dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định (còn gọi thành Bát Quái) do Nguyễn Ánh xây dựng năm 1790 – để thuyền bè từ sông Sài Gòn có thể cập vào tận thành.

Sau khi Pháp chiếm được Sài Gòn, năm 1861, Kinh Lớn được đổi tên thành kênh đào Charner.

Năm 1887, người Pháp cho lấp kênh này, sáp nhập con đường ở hai bờ thành đại lộ Charner với một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở UBND thành phố) và đầu kia là sông Sài Gòn.

Sau nhiều biến thiên lịch sử, năm 1956, đại lộ Charner được đổi tên thành Nguyễn Huệ – một trong những con đường sầm uất nhất của “Hòn Ngọc Viễn Đông”.

Nơi đây tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn và là tụ điểm ăn chơi của giới thượng lưu cùng binh lính Mỹ nên còn được mệnh danh là chốn “cực phẩm phong lưu” của Sài Gòn.

Còn đường Lê Lợi là tuyến rộng nhất lúc bấy giờ, đại diện cho bộ mặt Sài Gòn. Lúc đầu đường mang tên số 13, năm 1865 nó mang tên Bonard – tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp. Đến năm 1955, đại lộ này được chính quyền Sài Gòn đổi tên thành Lê Lợi. Lòng đường có ba lối đi dành cho xe cộ, có hai tiểu đảo ngăn chia.

Thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa dự tính biến đường Bonard thành một Champs-Élysées thu nhỏ với hai bên đường là các cửa hàng, khách sạn và nhà hàng nhưng do những biến động của thế giới nên dự tính này không thực hiện được. Tuy nhiên, từ đó đến nay đường Lê Lợi vẫn được mệnh danh là tuyến đường thương mại của Sài Gòn.

“Bùng binh Bồn Kèn” qua những thước ảnh cũ trước năm 1975:

“Bùng binh Bồn Kèn” trước Tòa Đô Chánh trước năm 1975.
“Bùng binh Bồn Kèn” trước Tòa Đô Chánh trước năm 1975.
Bùng binh Bồn Kèn khi về đêm.
Bùng binh Bồn Kèn khi về đêm. 

Có một thời gian “Bùng binh Bồn Kèn” đã được sửa chữa và thay đổi với việc bổ sung thêm tấm bảng lớn để trình bày những thông tin chiến sự quan trọng hoặc là những khẩu hiệu vận động kháng chiến khi đó.

“Bùng binh Bồn Kèn” với những tấm bảng thể hiện thông tin chiến sự.
“Bùng binh Bồn Kèn” với những tấm bảng thể hiện thông tin chiến sự.
Tấm bảng lớn phía trước bùng binh.
Tấm bảng lớn phía trước bùng binh.
Giao lộ “Bùng binh Bồn Kèn” khi đó.
Giao lộ “Bùng binh Bồn Kèn” khi đó. 

Giao lộ này còn là nơi diễn ra những buổi diễu hành, meeting lớn khi đó.

Cuộc diễu hành ở “Bùng binh Bồn Kèn khi đó”
Cuộc diễu hành ở “Bùng binh Bồn Kèn khi đó”
Bùng binh Bồn Kèn những năm 1968.
Bùng binh Bồn Kèn những năm 1968.
Bùng binh Bồn Kèn - Sài Gòn 1970.
Bùng binh Bồn Kèn – Sài Gòn 1970. 

Những cây liễu rũ được trồng quanh bùng binh sau năm 1975 đã khiến nơi đây mang một cái tên mới là “Bùng binh Cây Liễu”.

“Bùng binh Cây Liễu” sau năm 1975.
“Bùng binh Cây Liễu” sau năm 1975. 

Có thể thấy bùng binh Bồn Kèn không chỉ là một công trình giao thông đơn thuần mà đây còn là một biểu trưng thời gian cho những dấu tích lịch sử thời điểm sầm uất khi xưa hiện hữu trên những con đường Sài Gòn lúc bấy giờ.

Ngày nay, Bùng binh Bồn Kèn đã không còn dấu tích.

Leave A Reply

Your email address will not be published.