Dân Chủ Vận Hành Thực Sự Như thế Nào?

0 625

Thuật ngữ dân chủ đã mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong suốt lịch sử. Ngày nay, thuật ngữ này rộng đến mức ngay cả các quốc gia có cấu trúc chính trị dường như phi dân chủ vẫn tự gọi mình là dân chủ.

Vậy thì, một nền dân chủ là gì?

Nói một cách đơn giản, một nền dân chủ là một hệ thống quản trị nơi mọi người trong nhóm có được tiếng nói bình đẳng trong những gì xảy ra với nhóm. Đó là lý do tại sao gốc rễ của từ này là “dêmos” – tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘người dân’, và “kratia” – có nghĩa là ‘quyền lực.’

Người dân cầm giữ quyền lực.

Người Hy Lạp cổ đại từ khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên thường được ghi nhận là chính thức thiết lập điều này như một thứ triết lý chính trị, nhưng nó có thể đã xuất hiện sớm hơn nữa.

Khái niệm dân chủ nôm na là công bằng và khả ái theo nghĩa thông thường. Ngoại trừ khi người ta đánh tráo khái niệm.

Lấy ví dụ, Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Đại Hàn, tức Bắc Hàn. Hoặc Cộng hòa Dân chủ Công-gô.

Mặc dù tên nước tự xưng danh như thế, những nước này là những quốc gia ít dân chủ nhất trên toàn thế giới, theo tờ báo Đơn vị Tình báo Kinh tế. Cả hai quốc gia này đều có những người cai trị độc đoán lâu đời, không được bầu bằng phiếu phổ thông. Ngay cả Hoa Kỳ, một ngọn hải đăng nổi tiếng của nền dân chủ, cũng KHÔNG được trao cho tất cả mọi người quyền lực ngang nhau trong chính phủ.

Một báo cáo gần đây của Nhật báo Cambridge đã phát hiện ra rằng giới “thượng lưu kinh tế” điều khiển hầu hết các ‘canh bạc’, và đa số phổ biến KHÔNG theo luật lệ. Nhà bình luận chính trị, Noam Chomsky, cũng nói rằng “dưới 70%” [dân số] có “con số zero ảnh hưởng đến chính sách”, và nước Mỹ không phải là một nền dân chủ, mà là một chính phủ của đại gia.

Từ ngữ “dân chủ” không thực sự có ý nghĩa rõ ràng nữa. Bởi vì dãy phổ của các chính phủ mà thuật ngữ này được áp dụng là QUÁ rộng. Và về cơ bản không có chính phủ lớn nào thực sự phù hợp với luật lệ của một nền dân chủ thực sự.

Thay vào đó, nhiều quốc gia có “các khía cạnh dân chủ” trong chính phủ của họ. Các quốc gia Bắc Âu, như Na Uy, Thụy Điển và Ái Nhĩ Lan, thường được coi là dân chủ nhất theo nghĩa trách nhiệm của chính phủ đối với người dân.

Nói chung, dân chủ là điều quan trọng đối với hệ thống chính trị mỗi quốc gia. Khi mọi người có tiếng nói trong chính phủ, họ có thêm niềm tin vào nó. Điều này có thể làm giảm bất ổn xã hội và nội chiến. EIU báo cáo rằng tiến trình hướng tới dân chủ trên toàn thế giới vẫn tiếp tục với toàn cầu hóa, tăng tỷ lệ giáo dục và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.

[Nếu bạn thích tập phim này, hãy ghi danh vào TestTube. Chúng tôi sẽ sớm phân tích các hình thức chính phủ khác và cần bạn ủng hộ! Hãy để lại ý kiến của bạn trong các bình luận bên dưới và nếu bạn muốn xem kênh Seeker mới của chúng tôi, hãy xem video quảng cáo về trò chơi triệu phú.]

[Cám ơn rất nhiều vì đã xem! Chúng tôi sẽ đọc các bình luận của bạn.]

(Bình Nhiêu Lộc chuyển ngữ)

  1. How Should Democracy Really Work?


Thuật ngữ:

“dêmos”: ‘người dân’

“kratia”: ‘quyền lực’

People’s Democratic Republic of Korea: Cộng-hòa Dân-chủ Nhân-dân Đại-Hàn

Democratic Republic of the Congo: Cộng-hòa Dân-chủ Công-gô

Cambridge Journal: Nhật-báo Cambridge

Democratic Aspects: Các Khía-cạnh Dân-chủ

The Economist Intelligence Unit (EIU): Tờ Đơn-vị Tình-báo Kinh-tế

Economic Elite: Thượng-lưu Kinh-tế

Plutocracy: [chính phủ của đại gia]

Leave A Reply

Your email address will not be published.