Los Angeles áp dụng lệnh giới nghiêm bắt buộc từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng

TVN

0 117

Thị trưởng Los Angeles bà Karen Bass (Đảng Dân chủ) vào tối thứ Ba (10/6, giờ địa phương) đã tuyên bố áp dụng lệnh giới nghiêm bắt buộc tại một số khu vực nhất định của thành phố, từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng, lệnh này dự kiến sẽ được duy trì trong nhiều ngày.

Lệnh giới nghiêm nêu trên được ban hành năm ngày sau khi các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ tiếp tục tuyên bố các cuộc biểu tình trên khắp Los Angeles diễn ra trong hòa bình, mặc dù hình ảnh được phát sóng trên toàn thế giới cho thấy những chiếc ô tô bị đốt cháy và các quan chức thực thi pháp luật bị tấn công.

Thị trưởng Los Angeles cho biết lệnh giới nghiêm sẽ không cần thiết trên toàn thành phố, vì các cuộc biểu tình chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm.

Bà Bass nói thêm đã có khoảng 23 doanh nghiệp tại trung tâm thành phố đã bị cướp phá vì biểu tình trong những ngày qua.

“Rõ ràng là sau hành vi bạo lực xảy ra vào đêm qua, 23 doanh nghiệp bị cướp phá, và vì bản chất lan rộng của hành vi phá hoại, chúng ta đã đạt đến điểm tới hạn”, bà Bass nói, dẫn “bạo lực” là lý do cho lệnh giới nghiêm.

Cảnh sát thông tin những kẻ cướp bóc đã nhắm đến một cửa hàng Adidas, một cửa hàng Apple Store, hai trạm xá, một hiệu thuốc và một cửa hàng trang sức.

Giám đốc Sở Cảnh sát Los Angeles Jim McDonnell cho biết các vụ bắt giữ biểu tình đã gia tăng đáng kể.

Ngày 10-6 (giờ Mỹ), các nhà chức trách đã bắt giữ 197 người liên quan vụ biểu tình, so với chỉ 27 người bị bắt hôm 7-6.

Ngoài thành viên của cơ quan thực thi pháp luật địa phương, tại Los Angeles hiện có 700 binh sĩ thủy quân lục chiến và hàng ngàn vệ binh quốc gia được Tổng thống Donald Trump điều động đến để kiểm soát biểu tình.

Cùng ngày 10-6, thẩm phán cấp cao Charles R. Breyer của tòa án liên bang tại San Francisco đã bác yêu cầu của bang California về việc ngay lập tức chặn chính quyền ông Trump sử dụng quân đội để thực thi luật pháp trong tiểu bang, bao gồm cả việc hỗ trợ các quan chức liên bang thực thi luật nhập cư.

Thay vào đó thẩm phán Breyer đã lên lịch cho một phiên điều trần vào chiều 12-6, yêu cầu cả hai bên nộp thêm các lập luận bằng văn bản cho vụ việc trước phiên điều trần.

Trong khi đó Bộ Tư pháp Mỹ gọi yêu cầu của bang California là “vô căn cứ về mặt pháp lý” và lập luận rằng nếu được chấp thuận, nó “sẽ gây nguy hiểm cho sự an toàn của nhân viên Bộ An ninh nội địa, và cản trở khả năng triển khai các hoạt động của Chính phủ Liên bang”.

Leave A Reply

Your email address will not be published.