Thế giới trở nên nguy hiểm hơn, chiến tranh thế giới có thể xảy ra?

TVN

0 823

Wang Wen- Trưởng khoa Điều hành Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang (RDCY), Phó Hiệu trưởng Trường Con đường Tơ lụa, Đại học Nhân dân Trung Quốc đã có bài phân tích trên hãng thông tấn RT của Nga.

Theo chuyên gia Wang Wen, xung đột vũ trang Nga-Ukraine ngày càng kéo dài khiến thế giới trở thành một nơi nguy hiểm hơn. Bề ngoài, đây là một cuộc đấu tranh quân sự giữa Kiev và các lực lượng của Moscow. Tuy nhiên, về bản chất, đó là sự bùng phát tổng thể của một cuộc đối đầu có từ thời Chiến tranh Lạnh ở Đông Âu, và đây cũng là một cuộc phản công toàn diện của Nga trước sự mở rộng chiến lược không ngừng của Mỹ và khối quân sự NATO.
Mặc dù không chính thức gửi quân đến Ukraine, nhưng Mỹ và NATO đã sử dụng gần như tất cả các phương tiện chiến tranh hỗn hợp như trừng phạt tài chính, phong tỏa thông tin, hỗ trợ tình báo, định vị vệ tinh, công nghệ hàng không và vũ trụ để bóp nghẹt toàn diện Nga.

Trong gần hai tháng kể từ khi xung đột bắt đầu, phương Tây đã áp đặt hơn 5.000 lệnh trừng phạt đối với Nga, nhiều hơn 50% so với mức mà Mỹ đã áp dụng đối với Iran trong 40 năm qua. Nhiều hỗ trợ quân sự và các biện pháp trừng phạt tài chính từ các quốc gia NATO vẫn đang được tiến hành. Điều này chắc chắn đang đổ thêm dầu vào lửa, kích thích Nga chống trả nhiều hơn. Đặc biệt, những lời của Tổng thống Joe Biden nói về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin rời bỏ quyền lực đã khiến Moscow coi đây là mối đe dọa đối với sự tồn vong của mình.

Ngày càng có nhiều học giả nhận định rằng, khả năng bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ ba ngày càng tăng, thậm chí còn đưa ra kết luận rằng điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tình hình đang diễn biến theo chiều hướng thảm họa toàn cầu. Putin không thể chịu đựng được thất bại và Biden không muốn từ bỏ, điều này sẽ buộc Nga phải sử dụng vũ khí hạt nhân.

Bên cạnh chiến tranh bom đạn, nhiều thảm họa khác đang xảy ra. Chiến tranh đã khiến hàng triệu nông dân Ukraine phải rời bỏ nhà cửa và khiến họ bỏ lỡ mùa gieo cấy mùa xuân, dẫn đến xuất khẩu nông sản Ukraine giảm sút. Ukraine trước đây là một trong những nhà xuất khẩu nông sản quan trọng của thế giới, với lúa mì và ngô của nước này lần lượt chiếm 10% và 15% lượng xuất khẩu các loại cây chủ lực này trên toàn cầu. 14 quốc gia phụ thuộc hơn 25% vào nhập khẩu lúa mì của Ukraine, trong đó Libya với 43% và Bangladesh là 28%. Nếu không có các sản phẩm thay thế nhập khẩu với giá cả phải chăng, các thành phố ở một số nước đang phát triển có khả năng phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng.

Tình trạng thiếu lương thực và giá năng lượng tăng do giao tranh đã hạn chế sản xuất của ngày càng nhiều quốc gia như Mỹ, EU, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng giá nghiêm trọng và tỷ lệ lạm phát ở châu Âu và Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 40 năm. Nếu tình trạng hiện tại vẫn tiếp tục, liệu dự đoán của Elon Musk về một cuộc khủng hoảng kinh tế “có thể xảy ra vào khoảng mùa xuân hoặc mùa hè năm 2022, nhưng không muộn hơn năm 2023” có trở thành một lời tiên tri ứng nghiệm không?

Nguồn Dân Việt

Leave A Reply

Your email address will not be published.