Nhật Bản: ‘Ai khoai lang nướng đây!’ Ngon ngon!

TVN

0 211

Tại Nhật Bản Yaki-imo (khoai lang nướng) có vị ngọt và mùi thơm, là món ăn đường phố phổ biến từ những năm 1600.

“Yaki-imo”, tiếng rao lảnh lót phát qua loa, vang khắp các con hẻm ở ngoại ô Tokyo, chào người dân mua khoai lang nướng. Đi kèm là lời mời gọi “oishii, oishii” (ngon lắm, ngon lắm) của người bán. Đó chính là dấu hiệu để thực khách nhận ra một xe khoai lang nướng đang ở rất gần.

Quầy hàng là một chiếc xe tải nhỏ, đầy đủ mái che, lò nướng, bảng giá và hình ảnh quảng cáo đầy màu sắc. Xe khoai nướng thường chạy chầm chậm quanh công viên, hay tạm dừng bên ngoài một khu chung cư. Vài người qua đường sẽ dừng lại nói chuyện dăm ba câu với chủ quán, rồi bước đi với những củ khoai lang nướng nóng hổi trên tay. Chiếc xe nán lại thêm chút nữa, và từ từ chạy tiếp. Tiếng rao “yaki-imo” lại vang lên.

Ở một đất nước nổi tiếng với sushi, sashimi hay mì ramen thì khoai lang nướng không thực sự được khách du lịch chú ý, nhưng người Nhật coi đây là “đặc sản”. Thức quà vặt đường phố này phổ biến từ những năm 1600, đặc biệt vào mùa thu đông. Món ăn chinh phục thực khách bởi vị ngọt cùng mùi thơm tỏa ra từ lớp mật sém thành caramel. Không chỉ thơm ngon, khoai lang nướng còn vừa túi tiền với nhiều người dân. Trên bảng hiệu tại các quầy hàng, đôi khi chúng còn được quảng cáo là “ngon hơn cả hạt dẻ”.

Ở Tokyo, nhiều người còn ăn chung khoai lang nướng với cháo gạo okayu. Trong thế chiến thứ hai, đây cũng là lương thực chủ yếu cho người dân, khi các loại cây trồng như lúa mì và đại mạch trở nên khan hiếm. Bột khoai lang lúc đó được dùng thay cho bột mì.

Aiko Tanaka, nhà nghiên cứu ẩm thực ở Osaka, cho biết khoai lang nướng từng được coi như thức ăn nhanh đến khoảng những năm 1970, khi những nhà hàng bán đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh kiểu Mỹ bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản.

Ngày nay, người dân có thể dễ dàng món ăn này trong các cửa hàng tiện lợi và siêu thị, những chiếc xe bán khoai lang nướng cũng ít xuất hiện hơn. Kōki Ono, một tiểu thương bán khoai nướng, lý giải một phần các xe bán khoai dạo ít đi là vì tiếng ồn chúng đem lại. Bài hát rong bán khoai phát bằng loa ảnh hưởng đến không gian yên tĩnh trong ngõ ngách. Chưa kể, những người bán khoai trên xe tải không ăn nên làm ra như trước, dần bỏ nghề.

Asuri Kamatani, chủ tịch cửa hàng khoai lang hiện đại Himitsu na Yakiimo (Khoai lang Nướng Bí mật), nhận thấy điều tương tự. “Chắc chắn, so với thời Showa [1926-89], giờ đây hiếm khi thấy các ojisan [ông chú] với chiếc xe tải khoai lang nướng nữa,” bà nói. “Nghề này không hề dễ vì nó đòi hỏi sức khoẻ và thời gian. Vì vậy, đó là công việc khó khăn đối với những ai lớn tuổi”.

Tuy nhiên, Kōki Ono, một trong những tiểu thương ngày càng bán đắt hàng, minh chứng rằng món ăn cổ điển này vẫn có chỗ đứng trong lòng người Nhật. “Nó đơn giản là loại thức ăn nhanh, lành mạnh, không pha tạp. Trong đại dịch, mọi người ở nhà nhiều hơn, họ bắt đầu dành sự quan tâm tới các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Do đó, nhiều người ghé thăm quầy hàng của tôi hơn”, Ono nói. Trung bình một ngày anh bán được khoảng 100 củ khoai, khách hàng đủ lứa tuổi từ 7 đến 90.

Khoai lang nướng trở thành món ăn phổ biến vào mùa đông ở những vùng dân cư nghèo. Những quầy bán khoai nướng phát triển bùng nổ vào đầu thế kỷ 20. Ảnh: Chronicle/Alamy Stock Photo

Có bằng chứng cho thấy khoai lang có thể đã có mặt ở Vương quốc Ryukyu (Okinawa ngày nay) từ thời khoảng năm 1605, qua ngả Philippines và sau đó là Trung Quốc.

Một ghi chép khác cho rằng vào năm 1611, Quốc vương Ryukyu là Sho Nei đã gửi khoai lang làm quà đến Lãnh địa Satsuma, một thế lực chính trị hùng mạnh ở nam Kyushu, vốn xâm lược vương quốc và chiếm đất đai của ông – dẫn đến kết quả khoai lang đỏ đôi khi vẫn được gọi là satsuma-imo (khoai Satsuma).

Khi yaki-imo trở thành thực phẩm chủ đạo trong mùa đông cho các khu vực thu nhập thấp, các cửa hàng đặc sản và người bán khoai lang đã bùng nổ vào đầu thế kỷ 20.

Nhưng vào năm 1942, Đạo luật Kiểm soát Thực phẩm Chính thời chiến đã hạn mức lượng bán ra của nhiều loại thực phẩm, bao gồm gạo và khoai lang, và nhiều cửa hàng khoai lang bị đóng cửa.

Dù vậy, khoai lang đã trở thành mặt hàng chủ lực trong Đệ nhị Thế Chiến, khi các loại cây trồng như lúa mì và lúa mạch còn khan hiếm hơn. “Bột khoai lang được sử dụng thay cho bột mì,” Rath giải thích. “Từ năm 1944, đất công được chuyển đổi thành những luống khoai lang, và khoai thay lượng gạo phân bổ ít ỏi trong định mức cho người dân đến năm 1945.”

Sau khi Đạo luật Kiểm soát Thực phẩm Chủ yếu được sửa đổi thời hậu chiến, vốn dỡ bỏ những quy định của chính phủ lên khoai lang, những người bán hàng rong đã quay trở lại đường phố. Họ nhanh chóng bắt đầu sử dụng lò nướng nhỏ được lắp trực tiếp vào sau xe tải kei, và nó đã đạt đỉnh phổ biến trong vài thập kỷ sau đó.

“Yaki-imo trở thành một dang thức ăn nhanh cho dân thường cho đến khoảng năm 1970, khi ăn vặt kiểu Mỹ và nhà hàng thức ăn nhanh bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản”

Dù vậy, bất kể đến Nhật bằng con đường nào, theo thời gian, khoai lang nướng trở nên rất phổ biến ở Nhật.

Chuyên gia Tanaka cho rằng Yaki-imo được lòng đông đảo thực khách đơn giản vì chúng là những củ khoai lang ngọt tự nhiên nướng trên than hồng, trở thành thức quà vặt nóng hổi phù hợp với tiết trời se lạnh. “Yaki-imo đã và sẽ luôn là một món quà ấm lòng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp đẽ”, anh nhận định.

Theo BBC Travel

Leave A Reply

Your email address will not be published.