Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ đô la?

0 519

Báo chí VN thông tin ngày 13.7, đoàn công tác Bộ GTVT do ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận về đề xuất dự án khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt với kinh phí 27.000 tỷ Việt Nam, tức trên 1 tỷ đô la.

Dự kiến, đến năm 2024 sẽ thực hiện xong tiến độ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, chấp thuận chủ trương; từ năm 2024 – 2029 triển khai thi công và đến cuối năm 2030, đưa vào vận hành, khai thác thương mại.

Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt được người Pháp triển khai xây dựng từ năm 1908 đến năm 1932 mới hoàn thành. Trên toàn tuyến có 12 nhà ga, 5 hầm chui, đặc biệt có 2 đoạn răng cưa dài gần 14 km vượt đèo.

Tuyến tàu hỏa Đà Lạt – Tháp Chàm đã đi vào lịch sử ngành công nghiệp đường sắt, khi là một trong hai cung đường sắt thế giới chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500 m.

Từ năm 1968, tuyến đường sắt này ngừng khai thác và đến năm 1975 được khởi động lại nhưng chỉ chạy được 7 chuyến thì dừng hoạt động.

Sau đó Cục Đường sắt VN đã hạ bút ký bán lại cho công ty DFB của Thuy Sĩ 7 đầu máy hơi nước và một số toa hạng nhất với cái giá rẻ mạt là 650 000 USD

Năm 1986, hầu như toàn bộ đường ray, tà vẹt trên tuyến đường này được tháo gỡ bán rẻ.

Nhiều trang mạng, các facebooker đã chỉ trích mạnh mẽ khi nhắc lại việc này.

Một số hình ảnh, tư liệu về tuyến đường sắt độc đáo đã bị phá bỏ này:

Để qua được đèo dốc, người ta phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy. Tuyến đường có 16 km răng cưa, vượt độ cao 1.500 m trên mực nước biển với độ dốc thường xuyên 12%. Trong ảnh là nhà ga Đà Lạt hoàn thành 1938 – điểm cuối cùng của tuyến đường sắt răng cưa – đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

 

Tuyến đường này đã đi vào lịch sử ngành công nghiệp đường sắt, khi là một trong hai tuyến đường sắt thế giới (cùng với cung đường Jungfraujoch, vượt dãy Alpes ở Thụy Sĩ) chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500m. Hiện nay để phục vụ du lịch, nhà ga Đà Lạt vẫn còn lưu lại hình mẫu bánh răng cưa dùng để kéo đoàn tàu lên những con dốc cao.

 

 

Năm 1972, do chiến sự ác liệt ở miền Nam, tuyến đường sắt đã ngưng hoạt động. Hiện chỉ còn 7 km Đà Lạt – Trại Mát còn được sử dụng với mục đích phục vụ khách du lịch.

 

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 25 km là ga Cầu Đất, nằm ở độ cao khoảng 1.600 m so với mực nước biển. Toàn tuyến đường sắt có 11 nhà ga (Lâm Đồng 7 ga, Ninh Thuận 4 ga), chạy song song với đường quốc lộ 27.

 

Bản tên nhà ga cùng với chữ tiếng Pháp vẫn còn lưu lại ở nhà ga Cầu Đất.

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.