Hăm ba tháng chạp, cúng đưa ông táo về trời

TVN

0 231

Vào ngày 23 tháng chập âm lịch, người Việt có tục lệ cúng ông Táo. Tuy nhiên phong tục cúng ông Công ông Táo ở 3 miền Bắc – Trung – Nam có nhiều nét đặc trưng khác nhau.

Cúng ông Công ông Táo vào thời điểm nào?

Cúng ông Táo thường được thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp. Nhưng ngày nay vì bận rộn nên nhiều gia đình cúng ông Táo từ đêm 22 tháng chạp, có nhà chọn thời điểm đúng 0 giờ ngày 23, dùng cá chép giấy.

Tại miền Bắc, người dân thường làm lễ cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, không nhất thiết phải đúng vào ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Tại miền Trung, thời gian cúng ông Công ông Táo là đêm 22, rạng ngày 23 âm lịch.

Tại miền Nam, người dân thường làm lễ vào buổi tối, từ 20h – 23h. Người miền Nam cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp thì mới được tiễn ông Táo lên gặp Ngọc Hoàng.

Phương tiện của ông Táo

Ở miền Bắc, có lẽ nét đặc trưng văn hóa khác biệt nhất với 2 miền còn lại trong lễ cúng ông Công ông Táo chính là việc dùng cá chép làm đồ cúng lễ. Cá chép ở đây có thể là cá chép sống, cũng có thể là cá chép giấy, tùy theo từng gia đình. Sau khi thắp nhang, khấn bái hoàn tất, gia chủ sẽ phóng sinh cá chép sống ra ao, hồ, sông gần nhà.

Tại miền Trung, thay vì cúng cá chép như miền Bắc, người dân ở đây thường cúng một con ngựa bằng giấy có đủ bộ yên, cương.

Ở miền Nam, thường người dân sẽ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy hoặ chỉ đốt vàng mã.

Món cúng

Ở miền Bắc, mâm cỗ cúng ngày lễ ông Công ông Táo đủ các món ăn truyền thống như xôi, gà, giò, chả, canh măng, nem… Đặc biệt, trong mâm cỗ cúng ở nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ sẽ có xôi chè, thường là chè bà cốt, nấu bằng nếp cái, xôi vò, đường nâu và gừng.

Tại miền Trung: Một số vùng như Huế và Hội An có tục cúng tượng đất Táo quân và dựng cây nêu sau ngày 23 tháng Chạp. Bộ tượng đất có đầy đủ đồ cúng, hoa tươi, hoa quả, đặt tượng mới và tượng cũ cạnh nhau. Mâm cơm phải có cá thu hoặc cá ngừ.

Tại miền Nam, do có sự giao thoa văn hóa với nhiều dân tộc khác nên mâm cúng của người miền Nam cũng có sự tương đồng nhưng khác biệt. Ngoài những món mặn chủ đạo như: nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc…, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, thèo lèo cứt chuột, đó là loại kẹo với thành phần chính là làm từ mạch nha và đường trắng hòa cùng với hạt đậu phộng béo béo đã tạo nên hương vị kẹo đậu phộng thơm ngon, giòn tan…

Leave A Reply

Your email address will not be published.