Bạch tuộc sử dụng rác thải làm nơi trú ẩn

TVN

0 839

Một nghiên cứu cho thấy, rác thải của con người đã phổ biến trong đại dương đến mức bạch tuộc dễ dàng tìm kiếm chỗ trú ẩn ở trong đó hơn là trong vỏ sò hay san hô. Nhìn ảnh minh họa trên chúng ta dễ hình dung những con bạch tuộc đã tương tác với rác biển ra sao.

 

Bạch tuộc trong lọ thủy tinh. Tiến sĩ Steven Trainoff /Getty Images.

Trong nhiều năm, các thợ lặn và các nhà khoa học đã quan sát thấy những con bạch tuộc đẻ trứng trên rác thải nhựa hoặc các dụng cụ đánh cá bị bỏ rơi. Loài sinh vật vốn được xem là thông minh này thậm chí còn bị bắt gặp sử dụng chai thủy tinh, bình gốm, ống kim loại, lon rỉ sét hoặc cốc nhựa để làm mái che trên đầu.

Nghiên cứu do các nhà sinh vật biển từ Đại học Liên bang Rio Grande, Brazil dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Marine Pollution Bulletin. Các nhà khoa học đã đánh giá có hệ thống về các bức ảnh và video dưới nước từ khắp nơi trên thế giới, và xác định được 24 loài động vật thân mềm đang làm nhà của chúng dưới lớp rác .

Nhờ những cảnh quay từ các phương tiện được vận hành từ xa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ngay cả những con bạch tuộc biển sâu ở Địa Trung Hải cũng đang tận dụng rác chìm để làm nhà. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự tương tác giữa loài bạch tuộc và rác thải đã tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, chủ yếu là từ các dữ liệu thu thập từ năm 2018 đến năm 2021. Điều đó một mặt cho thấy việc chụp ảnh dưới nước dễ dàng hơn, nhưng mặt khác cũng là dấu hiệu cho thấy vấn đề chất thải biển ngày càng nghiêm trọng.

Các tác giả nói thêm “Mặc dù đã có những cảnh báo như vậy, nhưng vẫn rất ít nghiên cứu tập trung vào sự tương tác giữa loài cephalopod và thảm thực vật biển, và thông tin khoa học về chủ đề này hầu như không được cập nhật trong những thập kỷ qua”. Những đánh giá ban đầu đã mang đến những kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho những nghiên cứu cần thiết sâu hơn nữa.

Những cách mà bạch tuộc sinh sản và trú ngụ ngày nay đều do sự vô ý của chúng ta. Như các nhà khoa học đã lưu ý trong nghiên cứu, ở những khu vực du lịch, con người đã thu thập quá nhiều vỏ sò, vì thế loài động vật thân mềm buộc phải thích nghi hoặc bị diệt vong.

Rác thải của con người là một giải pháp thay thế hữu ích cho các hình thức bảo vệ tự nhiên, nhưng các nhà nghiên cứu lo lắng điều gì sẽ xảy ra nếu những sinh vật thông minh này trở nên quá phụ thuộc vào rác thải để trú ẩn.

Bạch tuộc chết bên trong chai nhựa. Ảnh: Andriy Nekrasov/Getty Images.

Các tác giả cảnh báo, việc bạch tuộc trú ẩn dưới rác thải cũng có thể gây ra một số hậu quả bất lợi và gián tiếp. Chẳng hạn, một số loại rác có thể khiến bạch tuộc tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc kim loại nặng.

Trong nghiên cứu này, loài bạch tuộc dừa (Amphioctopus marginatus) được ghi nhận là loài tương tác nhiều nhất với chất thải biển. Chúng thường có xu hướng che đầu và thân bằng vỏ hoặc pháo đài dừa, trong khi vẫn cho phép chân của chúng len lỏi dọc theo đáy biển để kiếm ăn. Hình thức này được gọi là “đi bộ bằng cà kheo”, có khoảng 9 trường hợp trong nghiên cứu về những con bạch tuộc sử dụng chất thải của con người để làm việc đó.

Vỏ sò biển hiện nay đã quá khan hiếm, ngược lại với sự phổ biến của chất thải biến, và việc bạch tuộc tiếp cận rác thải cũng giống như cách để chúng thích nghi và tự bảo vệ mình mà thôi, chúng thậm chí còn phải cạnh tranh nhau để có được một nơi trú ẩn từ rác.

Nguồn: https://www.sciencealert.com/octopuses-are-using-human-rubbish-to-put-a-roof-over-their-heads

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.