Cựu chủ tịch Hà Nội nộp bệnh án ung thư và 85 bằng khen, giấy khen đến tòa án

TVN

0 530

Hôm nay, 11.7, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét xử 3 bị cáo kháng cáo trong vụ vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong đó có cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Trước đó theo truyền thông Việt Nam, thông qua các luật sư bào chữa, ông Chung đã nộp bổ sung nhiều tài liệu liên quan. T犀利士
rong đó có hồ sơ Bệnh án của Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec; hồ sơ Bệnh án của Phòng khám đa khoa quốc tế Vietsing; hồ sơ Bệnh án của Bệnh viện K; biên bản khám và hội chuẩn bệnh nhân ngày 18/10/2020 tại Bệnh viện 19/8 Bộ Công an.

Một luật sư bào chữa của ông Nguyễn Đức Chung cho biết, các hồ sơ bệnh án nêu trên đều có nội dung chẩn đoán ông Chung bị ung thư trực tràng, theo dõi di căn phổi.

Ngoài hồ sơ bệnh án, cựu Chủ tịch Hà Nội cũng nộp 85 tài liệu là bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương, huân chương trong suốt quá trình công tác của mình từ công an đến UBND TP Hà Nội; nộp nhiều bằng khen, giấy khen của bố, mẹ đẻ trong các hoạt động, phong trào của hội chữ thập đỏ, bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi, nạn nhân chất độc màu da cam…

Bên cạnh đó, ông còn nộp thêm các đơn xác nhận thiện nguyện và đơn của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức, xin giảm nhẹ cho ông.

Theo bản án sơ thẩm, gói thầu số hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp do Sở KH&ĐT TP Hà Nội làm chủ đầu tư. Tuy vậy, quá trình thực hiện các gói thầu, từ đề xuất của Bùi Quang Huy (tổng giám đốc Công ty Nhật Cường), ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo dừng thầu trái quy định.

Trong quá trình sửa đổi gói thầu, ông Chung còn yêu cầu Sở này lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để đảm bảo tích hợp với hệ thống dùng chung của thành phố, trong khi đến nay Hà Nội chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung.

“Bị cáo Chung phạm tội nghiêm trọng, hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà thầu khách quan, minh bạch; xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, làm ảnh hưởng uy tín, hình ảnh của cơ quan công quyền thuộc UBND TP Hà Nội”, HĐXX sơ thẩm đánh giá và cho rằng vụ án gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26 tỷ đồng.

Trước đó, vào năm 2015, khi còn là giám đốc Công an TP Hà Nội, thảo luận về bộ luật Hình sự sửa đổi, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung kể một thực tế ông nắm, đó là án tử hình giảm xuống 20 năm, 18 năm, cứ đi chừng 15 năm là về, nên đề nghị trong tội phạm tham nhũng vẫn cần tử hình để mang tính răn đe.

“Ta thử suy nghĩ, người nghèo, những người không có điều kiện về dân trí, họ không có điều kiện để sinh sống, đi buôn ma tuý vẫn bị tử hình. Người có học hành, am hiểu pháp luật, được giáo dục lại tham ô tham nhũng mà thoát án tử hình thì có điều gì đó không công bằng ở đây”, ông nêu vấn đề.

Leave A Reply

Your email address will not be published.