ÔNG GIÁO VÀ LÃO HẠC

0 1,066

(Truyện mới)
Sau khi Lão Hạc mang văn tự mảnh vườn sang nhờ ông Giáo giữ hộ cho thằng con lão… Lão trở về nhà ăn miếng bả chó xin được của Binh Tư rồi lăn ra, giãy đành đạch trên vũng máu đen trào ngược từ ruột… Lão chết đau chết đớn. Ông Giáo nghe hàng xóm la lối, chạy sang thì cái mặt quắt, rúm ró như cái dạ dày nhím của lão Hạc đã đổi sắc, tím đen. Ông Giáo lặng lẽ bỏ về… Kéo ngăn kéo tủ, lôi tấm Sổ Quyền sử dụng đất của lão Hạc trao gửi chưa nguội hơi tay, ông Giáo ngắm nghía, vuốt ve, đầu gật gù, ánh mắt rực lên thứ ánh sáng man rợ cùng cái nhếch mép đầy bí hiểm. Trong cái thời buổi Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình… đều đồng tình bóp vú con thị Hến thì sao ông Giáo cứ sống thanh bần, cao đạo mãi thế được?

Xung quanh, những người hàng xóm nghèo xác xơ chẳng nỡ để lão Hạc chết thối trong nhà, họ gọi nhau dúm vái chôn cất lão. Hàng xóm cũng không biết chuyện lão Hạc trước khi tự tử có gửi ông Giáo 30 đồng bạc để lo ma chay, hậu sự cho ông. Đứa con trai đi phu hồ xứ người cũng bằn bặt mấy năm nay không tin tức, nó đâu biết người cha cô độc của nó ở nhà ra nông nỗi này…

Qua đi mấy ngày, câu chuyện về cái chết thảm của lão Hạc đã lắng xuống, ông Giáo ngang nhiên đăng mạng Internet giao bán tấm sổ đỏ của lão Hạc, kèm theo giấy Uỷ quyền của lão. Tấm sổ có “dung lượng” hơn ba sào Bắc bộ, ngon như miếng giò lụa giữa tỉnh lộ, có giá lắm. Ông Giáo không khó để giao dịch khi cả đàn đại gia, sân sau của các tổng đốc, nhao vào mua. Ôm tải tiền, giã từ vùng chiêm trũng quanh năm dậm dủi rêu bám đầy lông dái, ông Giáo chạy cho mình cái ghế Thượng thư Bộ Dục. Chạy cho thằng Nhất nhà ông cái ghế Giám đốc Sở Dục, cho con Nhị cái ghế Giám đốc NXB Bộ Dục. Ngoài ra, Ông Giáo còn gài cắm con cháu họ hàng, bạn bè vào đường dây, mắt xích của Bộ hết sức tinh vi, để mọi chuyện ăn uống, chia chác đều có sự khép kín, không đứa nào phản bội đứa nào. Đứa nào ho he ra vẻ ta đây con ông cháu cha là cho “vấp ván, rớt lầu” liền.

Kể từ khi ông Giáo bỏ quê ra tỉnh, để hoà chung vào không khí kiến tạo nước nhà, ông đã làm ba cuộc Đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông nhưng không một lần nào ra hồn. Cách đây hơn chục năm, ông Giáo xin đầu tư cho đề án dạy – học ngoại ngữ (2008 – 2020) với số tiền là 9.400 tỉ USD, đến nay gần bước sang 2020 mà mèo vẫn hoàn mèo; năm 2015, ông Giáo xin đầu tư 87,6 triệu USD cho dự án VNEN nhưng cũng bị mất mùa thất bát; gần đây nhất, té theo Đổi mới toàn diện chương trình Giáo dục phổ thông (2015 -2020), ông đầu tư cho cánh GS, TS biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) là 16 triệu USD trong số 80 triệu USD (vốn vay ODA) nhưng mấy hôm nay, ông Giáo lại tưng tửng tuyên bố “kế hoạch biên soạn bộ SGK” của Bộ bị “phá sản”, làm dân tình và Sở Báo chí nháo nhào hỏi nhau, vậy “16 triệu đô ấy giờ ở đâu, đi đâu…?” Người ta bảo ngân sách chi cho giáo dục chiếm 19% tổng chi ngân sách, tương đương 55.000 tỉ VND – một khoản đầu tư khổng lồ / 1 năm nhưng ông Giáo chân đất mắt toét đã vận hành quá lãng phí. Sở Thông tin yêu cầu ông Giáo phải họp báo, mấy đứa thi nhau chĩa cái micro vào miệng ông Giáo mà chất vấn: “Tại sao người ta chỉ cần 100 tỉ mà Bộ GD-ĐT lại chi hàng nghìn tỉ, mà SKG vẫn không ổn định, nhiều sai sót rồi lại tuyên phá sản?” thì ông Giáo trả lời rằng “Các dự án của ngành giáo dục không thống nhất, cấp dưới quản lí lỏng lẻo, lãng phí, tiêu cực, tùy tiện. Lỗi không phải tại Thượng thư…” Ông Giáo trả lời rất tự tin vì ông thấy so với 14 đại án, 16 trung án và còn cả trăm cái án chưa lộ thiên của các cấp Bộ, Ngành thì “sự thất thoát” của cái Bộ Dục này đã thấm vào đâu. Ông cười, khoe cái bộ răng cải mả trước bàn dân thiên hạ không chút sượng sùng.

Suốt mấy ngày nay, bên Sở Báo lại xôn xao chuyện một số cán bộ chủ chốt của Sở Giáo dục & Đào tạo TP HCM nhận hàng tỉ đồng, tiền “thù lao” từ NXB Bộ Dục để tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa khu vực miền Nam. Họ khui ra từ ông Giám đốc, ông Phó giám Sở cho đến các nhóm tư vấn hỗ trợ SGK đều có phần chia chác trong mỗi tháng… đứa to nhận to, đứa bé nhận bé, cấp bậc rõ ràng, không suy bì tị hiềm.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 88 nhằm xã hội hóa giáo dục của Quốc hội, thì các cơ sở giáo dục phổ thông được quyền lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng, dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Dục. Tức là các trường được quyền tự chọn cho mình 1 trong gần 30 bộ sách giáo khoa của các nhà xuất bản khác nhau trong cả nước. Nhưng khốn nạn lắm! Cái đám đầu đen, đầu đất này đều thuộc họ hàng, dòng tộc nhà lão Hạc, cả tin, thấp cổ bé họng, cổ cày vai bừa, biết cái đếch gì mà quyền với chả bính. Quyền huynh thế huỵch vẫn là cái đám chức sắc từ làng xã cho đến các quan tri nọ, phủ kia, cha con nhà ông Giáo cả. Bởi cái béo bở trong cái đại dự án Đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông, chính là cái món biên soạn bộ SGK – cái món béo bở nhất, ai đời ông Giáo để cho đám giáo viên có khả năng cao về chuyên môn trên 63 tỉnh thành, phủ lị biên soạn, có mà chúng nấu lẩu thì có. Thế nên, ông để mặc cho NXB Giáo dục gài cắm, bằng cách mời một số lãnh đạo chủ chốt và các chuyên viên liên quan của Sở Giáo dục & Đào tạo TP HCM tham gia Ban chỉ đạo biên soạn… với những khoản chi hậu hĩnh.

Đứng trước Quốc hội, ngoài miệng ông Giáo cứ thơn thớt rằng “chống độc quyền sách giáo khoa” nhưng đằng sau, ông Giáo lại để các bộ hạ của ông mặc sức tự tung tự tác, mặc sức độc quyền in ấn, xuất bản SGK, với chiêu thức “bù lỗ”, hợp lí quá rồi còn gì. Đứa nào lách vào háng ông hay đám quan tuần, quan phủ cùng một giuộc thì đều bị Bộ Binh, Bộ Hình cứ là bỏ tù mọt gông chúng mày, nếu không thì ung thư, té lầu hay đại loại là tai nạn giao thông, chết bất đắc kì tử. Gương tày liếp sao không chịu soi? Ông Giáo thời @ là thế đấy nhưng bề ngoài vẫn cao đạo lắm. Làng Vũ Đại kể từ ngày lão Hạc tạ thế đến nay vẫn còn khổ vì hình như bóng của lão vẫn đổ xuống những cái đầu u mê, hun hút tối như đường vào âm hộ.
Lã Minh Luận

Leave A Reply

Your email address will not be published.