‘Hồn Tập Cận Bình da Karl Marx’

0 570

Chân kinh’ của chủ nghĩa Marx

Ngày 5 tháng 5 năm nay là kỷ niệm 200 năm ngày sinh Karl Marx (1818-1883). Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã yêu cầu các ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản đọc lại “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, nhấn mạnh Chủ nghĩa Marx là “chân kinh” của người đảng viên cộng sản, do vậy cần phải đọc thật tốt “chân kinh” thì mới không làm lỡ đại nghiệp. Ngoài ra, Tập Cận Bình còn có chuyến thăm tới Đại học Bắc Kinh nơi sắp sửa tổ chức “Đại hội Chủ nghĩa Marx toàn thế giới”. Trong khi đó, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc càng đẩy mạnh tuyên truyền chiếu chương trình đối thoại “cúng cụ” mang tên “Chủ nghĩa Marx là đúng đắn”.

Với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức đại hội kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Marx, Tập Cận Bình còn đọc diễn văn mở đầu ca tụng công đức của Marx, hình dung Marx mang trên mình lý tưởng cao cả, một đời phấn đấu vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân dân. Thậm chí cho rằng trong lịch sử nhân loại, không có được một tư tưởng nào có được sức ảnh hưởng to lớn như của chủ nghĩa Marx, là “nhà tư tưởng số một được công nhận trong nghìn năm qua”. Trung Quốc đương đại tuy tự xưng là “Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa”, nhưng nhìn từ ý thức hệ cho đến hệ thống kinh tế tiêu dùng, phân hoá xã hội giàu nghèo thì trên thực tế Trung Quốc đã là nhà nước Chủ nghĩa Tư bản hiện đại.

Năm 1983, trong Đại hội kỷ niệm 100 năm ngày mất của Karl Marx được tổ chức tại Đại Lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, báo cáo của đại hội khi đó nói rằng cần chú trọng vào chủ nghĩa nhân đạo của tư tưởng Marx. Thời điểm đó đang là lúc bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa nền kinh tế, do vậy đại hội lần đó trên thực tế là mượn một số tư tưởng trẻ trung tươi mới của Marx làm động lực thúc đẩy cải cách, tiến bộ xã hội. Ngược lại thì đại hội kỷ niệm 200 năm ngày sinh Karl Marx năm nay thì Đảng Cộng sản Trung Quốc đang muốn mượn nhờ tư tưởng Marx để luận chứng cho tính chính danh và hợp pháp của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, luận chứng về tính hợp lý của xu hướng tả khuynh và thụt lùi kể từ khi Tập lên nắm quyền. Tập Cận Bình nói: “Chủ nghĩa Marx cung cấp cho cách mạng Trung Quốc một vũ khí tư tưởng sắc bén, thay đổi Trung Quốc một cách sâu sắc, đem vận mệnh của Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc, dân tộc Trung Hoa liên kết chặt chẽ với nhau. Lịch sử và nhân dân Trung Quốc đã lựa chọn chủ nghĩa Marx, việc không ngừng đem chủ nghĩa Marx bản địa hoá, thời đại hoá là điều hoàn toàn đúng đắn.

Nhưng nhìn từ quá trình hình thành tri thức và kinh nghiệm của bản thân Tập Cận Bình, có thể thấy là Tập không có bao nhiêu cơ hội để hiểu rõ chủ nghĩa Marx, thậm chí không xác định được Tập Cận Bình có thật sự hứng thú tìm hiểu hay không. Nhưng bản thân Tập là lãnh đạo tối cao của Trung Quốc hiện nay, việc giơ cao ngọn cờ cách mạng chủ nghĩa Marx là nhằm phục vụ cho nhu cầu chính trị.

Chủ nghĩa Marx qua các thời kỳ

Năm xưa Mao Trạch Đông vận dụng chủ nghĩa cơ yếu Marx – Lenin, ý đồ tiến hành cách mạng toàn thế giới, hơn nữa công khai nói về điều này, tự phong cho bản thân là truyền nhân của chủ nghĩa Marx, cho rằng bản thân Mao hiểu rõ về Marx hơn so với Liên Xô, chạy theo chủ nghĩa xét lại. Trong thập niên 1950 đến 1970, Mao Trạch Đông đã tiến hành đấu tranh giai cấp, xây dựng một xã hội vô sản, triệt tiêu quyền tư hữu của con người. Trong khi đó Tập Cận Bình ngày nay tuy không hoàn toàn phủ định con đường của Đặng Tiểu Bình nhưng ông ta cũng không thể phủ nhận quá trình cải cách mở cửa từ năm 1978 tới nay, cũng không thể hoàn toàn quay đầu đưa nền kinh tế Trung Quốc quay lại nền kinh tế kế hoạch Xã hội Chủ nghĩa. Tuy nhiên về chính trị, Tập Cận Bình kiên quyết lũng đoạn quyền lực của Đảng Cộng sản, hoàn toàn từ chối tính chính đáng của diễn biến hoà bình tại Liên Xô và các quốc gia Đông Âu, phủ nhận tính chính đáng khi kết thúc Chiến tranh lạnh, kiên quyết cho thấy Trung Quốc sẽ là Liên Xô phiên bản 2.0, Trung Quốc sẽ là trục trung tâm của cách mạng chủ nghĩa cộng sản toàn thế giới.

Có thể dùng ba chữ “mới” để bao quát mối liên hệ giữa Trung Quốc và thế giới hiện nay. Trong nước thì Tập Cận Bình phát động “chủ nghĩa toàn trị mới”, nó khác với chủ nghĩa toàn trị kiểu tổng động viên toàn quốc ở thời Mao Trạch Đông. Hiện tại thì cuộc đọ sức giữa Tập và Hoa Kỳ đang thuộc hình thức ban đầu của “Chiến tranh lạnh mới”. Chiến tranh lạnh mới này bất đồng với chiến tranh lạnh truyền thống là nằm ở tính chất của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay. Ý thức hệ của Đảng và chế độ xã hội nằm ở trạng thái xung đột với các quốc gia Phương Tây mà dẫn đầu là Hoa Kỳ, cũng có thể xem là một loại tiếp diễn của Chiến tranh lạnh truyền thống. Còn một điểm khác biệt là ở trên ngôn ngữ ngoại giao thì Trung Quốc không còn dùng ngữ điệu đã nói trước đây về cách mạng thế giới, mà nhấn mạnh xây dựng cộng đồng ý thức vận mệnh chung của nhân loại. Cái mới thứ ba là “thời đại rừng rậm mới”, cá lớn nuốt cá bé.

Bản thân Marx là một học giả của thế kỷ 19, lúc đương thời còn có một chút giá trị để tôn kính những học thuyết của ông ta, nhưng rất nhiều quan điểm và kết luận sai lầm và không còn giá trị đối với ngày nay, hơn nữa gây ra rất nhiều tội ác và thảm hoạ trong thế kỷ 20. Karl Marx đã từng nói: “Chủ nghĩa Tư bản xuất hiện với mỗi một lỗ chân lông đều thấm đầy máu và những thứ bẩn thỉu, vậy thì mỗi một chữ của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” đều chất chồng hàng nghìn hàng vạn đầu lâu của những người vô tội. Lịch sử thế giới đã chứng minh, những quốc gia thực thi Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội từ Liên Xô, Trung Quốc cho đến Việt Nam, Cambodia, Cuba đều đã xảy ra những nạn đói lớn, thảm sát quy mô lớn. Tuy Marx không thể chịu trách nhiệm cho những thảm sát trong thế kỷ 20 nhưng ít nhất ông ta phải chịu trách nhiệm về ý thức hệ đối với những hậu quả này.

Mao Trạch Đông trong những năm tháng cuối đời đã nhiều lần nhấn mạnh, ông ta là phiên bản Marx cộng thêm Tần Thủy Hoàng, sau khi Chủ nghĩa Marx và Chủ nghĩa Cộng sản đổ bộ sang Châu Á và Trung Quốc thì có một kết quả là đã làm sống dậy truyền thống đế quốc Phương Đông được khởi đầu bởi Tần Thuỷ Hoàng. Phong trào Đại Cách mạng Văn hóa trong 10 năm cuối đời Mao Trạch Đông (1966-1976) chính là một loại hình thái đế quốc. Cho đến thời đại Tập Cận Bình hiện nay, chúng ta lại nhìn thấy được thân ảnh của một “đế quốc mặt trời đỏ”. Phong trào chủ nghĩa cấp tiến tại phương Tây trong thế kỷ 19 sau khi được cải tạo bởi chủ nghĩa khủng bố Stalin ở Liên Xô đã đổ bộ sang Trung Quốc và Châu Á, hoàn mỹ kết hợp với hình thái đế quốc truyền thống phương Đông tà ác, hình thành nên một Tần Thủy Hoàng cộng Karl Marx, dẫn tới cơn hạo kiếp lớn nhất thế kỷ 20 và vẫn gây ảnh hưởng tới hiện tại.

Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tập Cận Bình long trọng kỷ niệm 200 năm ngày sinh Marx là điều hết sức cuồng vọng, ngu xuẩn và nguy hiểm, có nguy cơ dẫm lên bước chân của Stalin và Mao Trạch Đông. Mao cũng được mà Tập cũng tốt, người ta không sợ bọn họ “treo đầu dê bán thịt chó”, chỉ sợ những kẻ độc tài này điên cuồng, chân thành và cố chấp thực hiện lý tưởng ý thức hệ, ôm tham vọng lật đổ Chủ nghĩa Tư bản, thực thi Chủ nghĩa Cộng sản, nếu không được trên toàn thế giới thì ít nhất cũng ở cấp độ khu vực mà “vệ tinh Việt Nam” là nơi hứng chịu ảnh hưởng cũng như hậu quả nặng nề nhất.

Tác giả gửi Trí Việt News

Leave A Reply

Your email address will not be published.