“Một Vành Đai Một Con Đường” Là Cái Bẫy Dành Cho Ai?

0 532

“Một vành đai-Một con đường” của Trung Quốc, lần đầu được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu ra ở Kazakhstan năm 2013. Chương trình trị giá khoảng 1.000 tỷ USD này liên kết với 65 quốc gia, chiếm 60% dân số và khoảng một phần ba GDP thế giới. Trung Quốc có tham vọng xây tuyến đường sắt hiện đại nối vùng duyên hải của họ với Tây Á, Trung Á và châu Âu. Bốn năm sau khi giới thiệu, kế hoạch“Một vành đai một con đường” không ngừng mở rộng về mặt địa lý: từ 60 nước ban đầu, nay đã lên đến khoảng 100. Danh sách các lĩnh vực cũng được nối dài. Từ các cơ sở hạ tầng giao thông đơn thuần, nay gồm cả hợp tác văn hóa, du lịch. Mục tiêu kế hoạch này là tạo ra các thị trường mới cho các doanh nghiệp Trung Quốc trong lúc quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế hướng vào thị trường nội địa đang đuối sức và thất bại.

Vào tháng 4 năm nay, đại sứ của 27 quốc gia Liên minh Châu Âu ở Trung Quốc đã cùng ký tên vào một bản tuyên bố, nghiêm giọng phê phán quá trình thực thi kế hoạch “Một vành đai-Một con đường” là không công khai, tổ chức đấu thầu không minh bạch, chỉ có lợi đối với các công ty Trung Quốc, gây hại tới lợi ích quốc gia của những nước nằm trong kế hoạch này. Phản ứng Liên minh Châu Âu là hành động mới nhất ngăn trở kế hoạch “Một vành đai-Một con đường”.

Trên thực tế từ khi khởi động dự án này vào năm 2013, không chỉ có các quốc gia phương Tây không tán thành kế hoạch của Trung Quốc, mà ngay cả những quốc gia vốn được đánh giá là “thân thiện” cũng bắt đầu có những hành động cho thấy sự bất mãn của họ. Pakistan, Nepal, Miến Điện, Thái Lan đã liên tục huỷ bỏ các dự án đầu tư hạ tầng hay khoản vay của phía Trung Quốc như đập thuỷ điện, đập nước, đường sắt cao tốc, hải cảng…

Dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc, về mặt hình thức có vẻ rất hấp dẫn, khoảng 140 thỏa thuận về giao thông các loại đã được Trung Quốc ký kết với các đối tác, riêng tại khu vực Trung Á. Rất nhiều quốc gia ký kết hợp đồng với Trung Quốc ở trong trạng thái rất mong manh về tài chính, bất ổn về an ninh và nạn tham nhũng đè nặng, dẫn tới nguy cơ vỡ nợ tài chính đối với các quốc gia trên. Cho đến nay đã có ít nhất 9 quốc gia nối gót nhau bước vào bẫy nợ của Trung Quốc đã giăng ra, bao gồm: Pakistan, Sri Lanka, Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mông Cổ, Montenegro, và Tajikistan.

Năm 2017, sau một thời gian chật vật vì nợ tiền doanh nghiệp Trung Quốc, cuối tuần qua, chính phủ Sri Lanka rốt cuộc đã chính thức bàn giao quyền sử dụng cảng biển chiến lược Hambantota cho Trung Quốc theo hợp đồng thuê có thời hạn 99 năm. Trước đó, hồi tháng 7, Công ty China Merchants Port Holdings của Trung Quốc đã chấp thuận bỏ 1,12 tỷ USD mua 70% cổ phần tại cảng Hambantota. Bản hợp đồng cho thuê cảng Hambantota có thể đặt ra một tiền lệ xấu cho Sri Lanka và những quốc gia khác cũng đang nợ tiền Trung Quốc. Theo đó, họ có thể chấp nhận những thỏa thuận liên quan tới việc phải hi sinh cả quyền chủ quyền ở một số vùng lãnh thổ hay tài sản quốc gia chỉ để… trừ nợ. Tổng nợ của hòn đảo này là 64 tỷ đô la. Khoảng 95% tổng thu ngân sách của chính phủ là để trả nợ. Và khi một phần tiền vay mượn dường như đã bị lãng phí vào cơ sở hạ tầng không có một dấu hiệu nào cho thấy đem lại lợi nhuận, thì điều đó còn tai hại hơn. Tại sân bay quốc tế, cách Hambantota chừng 30 km, chỉ có 5 chuyến bay mỗi tuần phục vụ vài trăm hành khách. Được mệnh danh là “sân bay vắng vẻ nhất thế giới”, Mattala Rajapaksa hiện cho thuê các ga hàng hóa làm chỗ chứa gạo thay vì phục vụ các hoạt động hàng không. Có tới 350 nhân viên an ninh ở đây chủ yếu được huy động để… đuổi thú hoang. Rồi một trung tâm hội nghị hiện đại mà hầu như không được sử dụng, và một sân chơi criket nay chỉ thỉnh thoảng được cho thuê làm đám cưới.

Năm 2018, quốc gia châu Phi Djibouti vì thiếu nợ Trung Quốc, có thể mất đi quyền kiểm soát một cảng biển chiến lược là Doraleh Port. Cuối tháng 2 vừa qua, chính phủ Djibouti đã chấm dứt hợp đồng điều hành cảng container Doraleh (DCT) với nhà khai thác cảng DP World (UAE), lấy lý do hợp đồng này đi ngược lại các lợi ích cơ bản của đất nước. Công ty nhà nước Trung Quốc China Merchants Port Holdings đang sở hữu 23,5% cổ phần trong Port de Djibouti SA, công ty mẹ của DCT. Ngoài ra, cảng này nằm ngay cạnh căn cứ quân sự duy nhất của Trung Quốc ở nước ngoài, đây là nơi được Trung Quốc tuyên bố là căn cứ hậu cần phục vụ các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và sứ mệnh nhân đạo.Tuy nhiên, điều đáng chú ý là căn cứ này còn có cơ sở hạ tầng quan trọng gồm doanh trại, nhà kho, các đơn vị bảo trì và cơ sở neo đậu có thể chưa hầu hết các tàu thuộc Hạm đội Hải quân Trung Quốc. Đây cũng như là điểm tiếp nhận chính của các căn cứ Mỹ, Pháp, Ý, Nhật tại Djibouti. Trong số này, căn cứ Lemonnier của Mỹ hiện có khoảng 4.000 quân nhân và là nơi phát động nhiều chiến dịch quân sự, chống khủng bố khắp khu vực kênh đào Suez, Châu Phi, Trung Đông và Ấn Độ Dương và các vùng biển xa. Điều này đa dẫn tới sự cảnh giác từ phía Hoa Kỳ.

Ngoài ra Trung Quốc còn đầu tư xây dựng căn cứ hải quân thứ hai của mình ở nước ngoài tại Gwadar, Pakistan. Cảng Gwadar nằm ở cửa vịnh Ba Tư, gần eo biển Hormuz, chỉ cách biên giới với Iran 120 km. Gwadar được xem như cửa ngõ của Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan CPEC, một chủ điểm của kế hoạch “Một vành đai-Một con đường”. Trung Quốc sẽ có thể chuyển tải từ cảng này một số lượng dầu lửa phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, qua đó tiết kiệm hàng tỷ đôla, thời gian quý báu và quan trọng hơn là tránh không phải đi qua eo Malacca vốn nhiều rủi ro và nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ lẫn các đồng minh Châu Á. Gwadar sẽ đóng vai trò quan trọng trong con đường tơ lụa trên bộ và trên biển của Trung Quốc, nối nước này với Trung Á và các khu vực khác. Quan trọng hơn, trong khi Gwadar được xây dựng như một cảng thương mại thay vì căn cứ hải quân phục vụ quân đội Trung Quốc, điều này có thể thay đổi trong tương lai. Sự thay đổi chức năng của cảng gần như chắc chắn sẽ diễn ra khi Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương. Đồng thời, việc hoàn tất CPEC sẽ cho phép Trung Quốc kết nối với các mối quan tâm kinh tế lớn của nước này nằm ở quốc gia láng giềng Afghanistan, đặc biệt là về các khoáng sản đồng và dầu hoả, khí đốt.

Hiển nhiên, lợi dụng việc cho vay nợ, xiết nợ để đổi đất thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài là một trong những chiến lược khởi động của kế hoạch “Một vành đai-Một con đường”. Hoa Kỳ bởi vì là quốc gia giành thắng lợi kể từ Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh lạnh, càng là có được sức ảnh hưởng toàn cầu bằng sức mạnh mềm với nền dân chủ mạnh mẽ, do vậy nhận được yêu cầu đóng quân khắp các khu vực trên toàn cầu nhằm duy trì vai trò cảnh sát quốc tế, giữ gìn trật tự thế giới, nhận được sự chào đón của người dân các quốc gia khác. Ngược lại thì chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc với thể chế độc tài độc đảng, hình ảnh quốc tế xấu xí, hình ảnh chuyên bắt nạt, bá quyền với các quốc gia láng giềng gây ác cảm đối với dư luận quốc tế, tuy hiện tại đã giàu có trở thành trọc phú, trong tay có lực lượng quân sự khổng lồ nhưng lại không thể đi ra khỏi biên giới lãnh thổ Trung Quốc. Thế là Trung Nam Hải suy tâm khổ tính, xây dựng nên kế hoạch về công trình khổng lồ “Một vành đai-Một con đường”, dùng “viện trợ kinh tế” để làm bình phong, bên trong thực chất là thực hiện mục tiêu khống chế chính trị thế giới, càng là bốn phía lấm lét dò xét, tìm kiếm điểm đặt chân, mượn cớ xây dựng căn cứ quân sự ở hải ngoại.

Mục tiêu lâu dài của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, vẫn là toàn diện đối kháng với Hoa Kỳ với mũi nhọn hướng về lĩnh vực kinh tế, chính trị đến quân sự nhằm tranh đoạt quyền lãnh đạo toàn cầu. Thậm chí, kế hoạch “Một con đường-Một vành đai”, ngoài việc kéo dài qua các quốc gia châu Á có mức độ phát triển yếu kém, tham nhũng lan tràn như Việt Nam, Philippines, Indonesia, còn thiết lập ở khu vực chiến loạn bất ổn, xung đột liên miên, chính trị không ổn định, mức độ bảo vệ an ninh yếu kém như Trung Đông và Trung Á, Nam Á. Đây hiển nhiên là chiến lược của Trung Quốc nhằm tìm kiếm vào khu vực mà phạm vi sức ảnh hưởng của Hoa Kỳ chưa bao phủ hết, tấn công vào những điếm yếu chiến lược của Hoa Kỳ.

Hành động này của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiển nhiên là đem lợi ích thiết thân của người dân Trung Quốc làm tài sản thế chấp. Một khi các quốc gia trong những khu vực trên nổi lên bất ổn kinh tế, bạo loạn xã hội hay chiến tranh thì số vốn đầu tư khổng lồ của Trung Quốc ngay lập tức chuyển thành khoản lỗ lớn, số tiền xương máu của người dân Trung Quốc kiếm được trong mấy chục năm qua một đi không trở lại. Có thể thấy rằng, ở Trung Quốc nơi mà người dân không có tự do ngôn luận và quyền lợi tham gia sinh hoạt chính trị, không những họ không thể ngăn cản được hành vi mạo hiểm của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, hơn nữa còn phải trơ mắt nhìn đồng tiền xương máu của bản thân ném xuống sông biển. Nhìn từ góc độ này, kế hoạch “Một vành đai-Một con đường” vừa là cái bẫy của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo ra cho bản thân, cũng là cái bẫy mà phía Đảng Cộng sản Trung Quốc giăng ra cho chính người dân Trung Quốc.

Ngoài ra, “Một con đường-Một vành đai” của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc còn một mục tiêu không thể đường hoàng đưa ra trước dư luận: tầng lớp quyết sách trong Đảng cùng giai cấp tư bản đỏ thân hữu dùng lý do hợp pháp “đầu tư ra nước ngoài”, tẩu tán tài sản phi pháp có được ra nước ngoài trên quy mô lớn, cũng chính là biến tướng của rửa tiền. Đây là một trong những phương cách rửa tiền bí mật nhất, quỷ quyệt nhất trên thế giới hiện nay.

Tác giả gửi Trí Việt News

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.