Thượng đỉnh NATO: Phương Tây vẫn khẳng định tránh trực tiếp đối đầu với Nga

TVN

0 568

Kết thúc cuộc họp tại Bruxelles, Bỉ, tổng thống Biden tuyên bố trong trường hợp Nga dùng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân Ukraina, NATO sẽ « đáp trả ». Lãnh đạo Nhà Trắng không đi sâu vào chi tiết và tránh sử dụng cụm từ « lằn ranh đỏ » như người tiền nhiệm Obama trong hồ sơ Syria hồi 2013.

30 nhà lãnh đạo các nước thành viên NATO nhấn mạnh đến việc tăng cường khả năng phòng thủ. Trước hết là khả năng phòng thủ của Ukraina, kể cả trong việc đối phó với vũ khí hóa học và hạt nhân. Kế tới là tăng cường an ninh cho các thành viên của khối, đặc biệt là các nước Đông Âu.

Phát biểu qua cầu truyền hình trong khuôn khổ thượng đỉnh NATO hôm qua tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi phương Tây hỗ trợ quân sự cho Ukraina « về mọi mặt », trong đó bao gồm cả việc viện trợ vũ khí tấn công.

Jens Stoltenberg – tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – cho biết cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine là đe dọa lớn nhất đến an ninh toàn cầu.

Ông Stoltenberg làm rõ những gì NATO đồng ý làm hơn nữa để giúp Ukraine. Trên bộ, sẽ có nhiều lực lượng hơn ở sườn đông của NATO và lực lượng này ở trạng thái sẵn sàng cao hơn.

Cụ thể, triển khai các thành phần của Lực lượng phản ứng của NATO, bố trí 40.000 quân ở sườn phía đông. Trước đó, người đứng đầu liên minh Jens Stoltenberg cho biết bốn nhóm tác chiến mới sẽ được gửi đến Slovakia, Hungary, Bulgaria và Romania.

Trên không, nhiều máy bay phản lực hơn sẽ được triển khai. Trên biển, sẽ có các nhóm tàu sân bay, tàu ngầm và tàu chiến. Sẽ có nhiều nguồn cung quân sự hơn, hệ thống phòng thủ mạng cũng đang được tăng cường và NATO sẽ giúp Ukraine tự vệ trước các mối đe dọa hạt nhân và sinh học.

Khi được hỏi về Trung Quốc, ông nói rằng thông điệp của NATO là Trung Quốc nên tham gia với phần còn lại của thế giới, lên án chiến sự tại Ukraine và không hỗ trợ Nga bằng hỗ trợ kinh tế hoặc quân sự.

Ông Stoltenberg cho rằng Nga có thể đang cố tạo cớ cho việc sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraine bằng cách cáo buộc Mỹ và các đồng minh đang chuẩn bị thực hiện việc này.

Ông cho rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ gây ra hậu quả trên diện rộng và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến những người sống ở các nước NATO lân cận do ô nhiễm các tác nhân hóa học hoặc sinh học.

Về vấn đề năng lượng, các đồng minh của NATO đang phối hợp các nỗ lực về an ninh năng lượng bao gồm đa dạng hóa các nguồn cung và giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga.

Ông Stoltenberg cũng đồng ý đảm nhiệm vai trò hiện tại của mình thêm một năm, đến tháng 10-2023.

Tuy nhiên NATO từ chối áp đặt vùng cấm bay, từ chối đưa quân đến hiện trường hay cung cấp vũ khí tấn công. Mục tiêu nhằm tránh để bị coi là « cùng tham chiến với Ukraina » hay là một bên tham gia trong xung đột này.

Ảnh: Khối NATO tổ chức thượng đỉnh về chiến dịch xâm lược Ukraina của Nga tại Bruxelles (Bỉ) ngày 24/03/2022. REUTERS – HENRY NICHOLLS

Leave A Reply

Your email address will not be published.