Cuộc tập trận Hải quân RIMPAC khai mạc

TVN

0 459

Cuộc tập trận Hải quân RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương) hai năm một lần khai mạc hôm qua, 29/06/2022 và sẽ kéo dài đến 4/8. RIMPAC được coi là một trong những cuộc tập trận hải quân lớn nhất trên thế giới. Cuộc tập trận lần thứ 28 năm nay, có sự tham gia của 26 quốc gia, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa phương Tây với Trung Quốc và Nga gia tăng.

Cuộc tập trận mang tên “Năng lực, Thích ứng, Đối tác” (Capable Adaptive Partners) diễn ra tại quần đảo Hawai (Hoa Kỳ) và khu vực phía nam California từ ngày 29/06 đến ngày 04/08. Theo trang mạng của bộ Quốc Phòng Mỹ DVIDS, 38 chiến hạm, 4 tàu ngầm, lực lượng trên bộ đến từ 9 quốc gia, với khoảng 170 máy bay và hơn 25.000 binh sĩ, nhân viên sẽ tham gia các cuộc huấn luyện, diễn tập. Chương trình tập trận năm nay sẽ bao gồm “các bài tập về pháo binh, tên lửa, chống tàu ngầm và phòng không, cũng như các hoạt động đổ bộ, chống cướp biển, rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, lặn và cứu hộ”.

Tham gia cuộc diễn tập, ngoài bốn quốc gia Bộ Tứ Ấn Độ – Thái Bình Dương (Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc), còn có năm quốc gia ven Biển Đông, bao gồm Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines và Singapore, trong đó có bốn quốc gia có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc. Tám trong số 26 quốc gia RIMPAC là thành viên NATO – Canada, Colombia, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh Quốc và Mỹ.

Giới quan sát đặc biệt chú ý đến sự tham gia lần đầu tiên của Tonga, một quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Việc Tonga tham dự tập trận RIMPAC diễn ra trong bối cảnh thế đối đầu Mỹ – Trung gia tăng tại Nam Thái Bình Dương, khu vực mà Bắc Kinh trong thời gian gần đây muốn mở rộng ảnh hưởng.

Hàn Quốc cũng tham gia cuộc diễn tập năm nay, với nhiều tàu chiến, tàu ngầm, máy bay tuần tra và khoảng 1.000 thủy thủ, mức kỷ lục kể từ năm 1990. Theo DVIDS, lần đầu tiên, chuẩn đô đốc Hàn Quốc Sangmin An giữ vai trò chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp (CTF) 176, lực lượng đặc nhiệm đổ bộ của RIMPAC.

Theo thông tin được Hạm đội 3 thuộc Hải quân Mỹ công bố, RIMPAC 2022 có sự tham gia của tổng cộng 38 tàu nổi, 4 tàu ngầm, 9 lực lượng mặt đất, hơn 170 máy bay cùng khoảng 25.000 quân nhân.

RIMPAC 2022: Mỹ và hàng chục đối tác tập trận rầm rộ ở Hawaii - Ảnh 7.

Tàu sân bay trực thăng Izumo và Takanami của Nhật Bản di chuyển cùng tàu Prairial của Pháp. Ảnh: Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản (JMSDF)

RIMPAC 2022: Mỹ và hàng chục đối tác tập trận rầm rộ ở Hawaii - Ảnh 8.

Ảnh: JMSDF

Chương trình tập trận năm nay bao gồm nội dung huấn luyện liên quan đến pháo binh, tên lửa, chống tàu ngầm và phòng không; cũng như các hoạt động đổ bộ, chống cướp biển, rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, lặn và cứu hộ. Bên cạnh đó, cuộc tập trận còn bao gồm hoạt động không gian và không gian mạng.

RIMPAC 2022: Mỹ và hàng chục đối tác tập trận rầm rộ ở Hawaii - Ảnh 9.

Tàu khu trục KRI I Gusti Ngurah Rai (332) của Hải quân Indonesia tại tại Căn cứ Hỗn hợp Base Pearl Harbor-Hickam ở bang Hawaii – Mỹ, để tham dự RIMPAC 2022. Ảnh: Hải quân Mỹ

RIMPAC 2022: Mỹ và hàng chục đối tác tập trận rầm rộ ở Hawaii - Ảnh 10.

Tàu khu trục HMCS Vancouver (FFH 331) của Hải quân Hoàng gia Canada đến Căn cứ Hỗn hợp Base Pearl Harbor-Hickam để tham dự RIMPAC 2022. Ảnh: Hải quân Mỹ

Nguồn tổng hợp.

Leave A Reply

Your email address will not be published.