Hội nghị thượng đỉnh Hiroshima: Một Vận Hội Mới

Fumio Kishida

0 142

Từ ngày 19 đến 2, tôi đại diện chủ nhà Nhật Bản đón tiếp các lãnh đạo các nước Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh, Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu tại Hiroshima cho kỳ hội nghị thượng đỉnh G-7 năm 2023. Địa điểm của thượng đỉnh lần này mang cả biểu tượng sức mạnh lẫn sự chủ tâm. Hiroshima, thành phố tôi từng đại diện trong sự nghiệp chính trị của mình, bị phá hủy bởi một trái bom hạt nhân năm 1945, vũ khí nguyên tử lần đầu tiên được sử dụng trên thế giới. Do ký ức lịch sử kinh hoàng đó tôi xem giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân là sứ mạng của cả đời mình, xuất phát từ ý tưởng một thế giới không vũ khí hạt nhân. Ngày nay, quá khứ Hiroshima nên xem như là một lời nhắc nhớ những gì có thể xảy ra khi hòa bình và trật tự bị bẽ gãy và nhường chổ cho bất ổn và xung đột – một lời nhắc nhở cấp thiết hơn bất kỳ thời điểm nào trong hơn các thập kỷ qua.

Thế giới đang đứng tại một ngã rẽ lịch sử. Nó đang đối mặt với hàng loạt khủng hoảng ập đến cùng lúc, từ biến đổi khí hậu, đại dịch, thực phẩm và năng lượng cho tới tình trạng mất an ninh do Nga xâm lược Ukraine, cuộc xâm lăng đã hủy hoại mọi nền tảng căn bản của trật tự quốc tế. Tại hội nghị thượng đỉnh G-7 lần này, không thời điểm nào thích hợp hơn, chúng ta phải biểu hiện một thái độ mạnh mẽ, quyết tâm ủng hộ một trật tự thế giới tự do và rộng mở dựa trên nền tảng pháp quyền. Đồng thời, chúng ta phải cũng cố sức mạnh vươn tới các quốc gia Nam bán cầu ( tên gọi chung chỉ các quốc gia đang phát triển, thuộc Nam Mỹ, Châu Phi hoặc Đông Nam Á ). Hành động hung hăng của Nga chống Ukraine đã gây nên tác động thảm khốc cho kế sinh nhai dân chúng toàn cầu, đặc biệt ở các nước khu vực Nam bán cầu. Trừ khi chúng ta thấu hiểu và giải quyết các quan ngại có liên quan đến tác động đó, chúng ta sẽ không xây dựng sự tín nhiệm cần thiết để hậu thuẫn một trật tự tự do và rộng mở.

MỐI NGUY TOÀN CẦU

Hồi tháng 5, tôi xuất ngoại sang Ukraine. Tại thành phố Bucha, tôi tận mắt chứng kiến các hậu quả trời không dung đất không tha của Nga và tôi đã nghe được các câu chuyện tàn bạo mà người may mắn sống sót kể lại. Tại đó, tôi gửi lời mời tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự các cuộc thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh, một minh chứng cho cam kết chung các thành viên G-7 tiếp tục yểm trợ Ukraine và duy trì các trừng phạt khắc nghiệt chống Nga. Tại Hiroshima, chúng tôi sẽ một lần nữa kêu gọi Nga triệt thoái các lực lượng và khí tài ngay lập tức và vô diều kiện khỏi Ukraine, từ bỏ các yêu sách về lãnh thổ và các nổ lực đơn phương nhằm thay đổi các đường biên giới được quốc tế công nhận qua hành động vũ lực sẽ không được phép.

Nhật Bản không chỉ là một quốc gia thành viên G-7 duy nhất thuộc Châu Á, mà còn ở một vị trí độc nhất vô nhị để tuyên bố rõ ràng trước thế giới rằng, hành động hung bạo của Nga chống Ukraine không chỉ là vấn đề của Ukraine hay Châu Âu mà cũng là mối đe dọa đến an ninh và thịnh vượng mọi người trên hành tinh. Hành động của Nga đã thách thức nền tảng căn bản của trật tự quốc tế được dựa trên luật lệ và trật tự, xâm phạm các nguyên tắc căn bản được gìn giữ thiêng liêng trong Hiến chương Liên hiệp quốc. Nếu Moscow thành công ở Ukraine, sẽ gây ra hệ lụy to tớn hủy hoại hòa bình và sự ổn định không chỉ Châu Âu và còn ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và vượt xa hơn.

Chúng ta cũng phải thể hiện rằng lời dọa dẫm hạt nhân vô trách nhiệm của Nga là không thể chấp nhận được. Sở dĩ tôi chon Hiroshima cho cuộc họp thượng đỉnh G-7 lần này, bởi vì chẳng có nơi nào tốt hơn để gửi đi một thông điệp tối thiết, bảy nhà lãnh đạo cất chung một tiếng nói rằng: chúng tôi phải làm mọi thứ chúng tôi có thể tiếp tục giữ kỷ lục 77 năm không sử dụng vũ khí hạt nhân kể từ khi xảy ra các vụ ném bom ở Hiroshima và Nagasaki. Để đạt được mục tiêu này, tôi xem đây là một ưu tiên để tập trung vào các nỗ lực thực tiển và thực tế để tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân, được khắc ghi trang trọng trong Kế hoạch Hành động Hiroshima. Kế hoạch kêu gọi một sự công nhận chung về tầm quan trọng tiếp tục duy trì kỷ lục phi sử dụng vũ khí hạt nhân, tăng cường minh mạch, cắt giảm hơn nữa kho vũ khí hạt nhân, bảo đảm không phổ biến vũ khí hạt nhân và trên cơ sở đó thúc đây việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đẩy mạnh một sự thông hiểu chính xác các thực tại về việc sử dụng các vũ khí hạt nhân qua việc khuyến khích các lãnh đạo thế giới và những người khác thăm viếng Hiroshima và Nagasaki.

Nhật Bản cũng là nước đang ở vào vị thế đặc biệt để giải thích tại sao một “Ấn Độ Dương-Đại Tây Dương Tự do và Rộng mở” có vai trò thiết yếu không chỉ đối với các quốc gia trong vùng của chúng tôi. Hệt như số phận của Ukraine là vô cùng cấp thiết cho số phận trật tự toàn cầu, cũng thế với tương lai khu vực của chúng tôi – một khu vực chúng ta phải bảo đảm rằng hợp tác mang lại vòng nguyệt quế cho đối đầu và chia rẽ. Ấn Độ Dương-Đại Tây Dương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu đồng thời đối mặt một số các thách thức an ninh và kinh tế.

Trong chuyến công du Ấn Độ gần đây, tôi vạch ra tầm nhìn Nhật Bản một Ấn Độ Dương-Đại Tây Dương Tự do và Rộng mở, một tầm nhìn được hậu thuẫn bởi “kiến tạo luật lệ thông qua đối thoại”, trong đó tôn trọng nét đa dạng trong lịch sử và văn hóa trong khi bảo đảm sự bình đẳng giữa các quốc gia. Tại Hiroshima, các lãnh đạo G-7 sẽ có các cuộc thảo luận sâu hơn về Ấn Độ Dương-Đại Tây Dương, vì thế G-7 đã liên kết đối phó các thử thách trong vùng. Chủ trương bành trướng và các hoạt động quân sự của Trung Quốc gần đây là vấn đề gây lo ngại cho Nhật Bản và cộng đồng quốc tế đồng thời hiện diện một thử thách chiến lược bất định đến hòa bình và ổn định. Thử thách đó phải được giải quyết thông qua sự bảo vệ mạnh mẽ và hợp tác giữa các nước, giữa các đối tác và đồng minh có cùng chí hướng, cũng như thông qua cuộc đối thoại thường xuyên với Trung Quốc nhằm xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng và trường tồn.

Bạn Tốt Là Bạn Xuất Hiện Trong Cơn Nguy Khốn

Nhật Bản xem đây là điều ưu tiên nhằm giúp giải quyết các nhu cầu cấp thiết của vùng và đã huy động được hơn 75 tỷ USD phục vụ cho việc tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng công và tư, giới thiệu các công cụ mới cho hỗ trợ phát triển chính thức, phát động một diễn đàn hợp tác sẽ cho phép chúng tôi phát triển và đề xuất các kế hoạch hấp dẫn phù hợp với các nhu cầu phát triển trong khi tận dụng các thế mạnh Nhật Bản và cho phép Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản vận dụng hiệu quả hơn các đối tác công-tư nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân. Những hành động đó thể hiện cam kết của chúng tôi giúp giải quyết vấn đề kinh tế và xã hội trầm kha nhất, đây là vấn đề thiết yếu nếu chúng ta có thể hợp nhất các quốc gia toàn thế giới bảo vệ cho một trật tư tư do và rộng mở.

Nhưng hành động hung hăng của Nga chống Ukraine khiến các thách thức đồng thuận chung thêm trầm trọng, các quốc gia khối G-7 cần làm nhiều hơn nữa nhằm giảm thiểu tác động cuộc sống đại chúng, đặc biệt các nước khu vực Nam bán cầu. Hội nghị thượng đỉnh Hiroshima sẽ là một cơ hội để thảo luận, chẳng hạn như, tìm ra phương cách các quốc gia có thể hợp tác để nâng tầm đối tác công-tư phục vụ phát triển bền vững, bảo đảm các nguồn cung ứng năng lượng vững bền và phát huy năng lực thích ứng vấn nạn kinh tế và an ninh. Chúng ta có thể giải quyết các rủi ro để bảo đảm an ninh kinh tế và các lỗ hổng nhạy cảm trong các chuỗi cung ứng thông qua sự đa dạng hóa, bao gồm các đầu tư trong các nền kinh tế mới nổi – đặc biệt khi nó dần truyền trao cho chúng ta một vai trò lớn hơn trong chuỗi cung ứng về công nghệ năng lượng sạch.

Chúng ta có thể làm được như vậy mà không cần phải hy sinh tiến bộ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nga xâm lăng Ukraine là minh chứng hùng hồn nhắc nhớ công đồng quốc tế tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh năng lượng, nhưng chúng ta không thể từ bỏ mục tiêu thỏa thuận Paris đạt được khí khí thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tôi tin rằng đây là cam kết quan trọng thể hiện nhiều lộ trình khác nhau hướng tới một chuyển đổi năng lượng đàn hồi trong khi cân nhắc tình cảnh của từng nước. Đòi hỏi này cần nhiều hậu thuẫn hơn nữa những người dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu cũng như những người cần được sự hỗ trợ trong việc đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải. Nhật Bản đã lèo lái nghị trình này trong vùng của mình thông qua sự đề xuất một Cộng đồng Khí thải Zero Châu Á, qua đó sẽ ủng hộ các chuyển đổi năng lượng bằng cách tận dụng các kỹ thuật và công nghệ Nhật Bản.

Hội nghị thượng đỉnh Hiroshima khối G-7 đến vào một thời điểm, qua cách này hoặc cách khác, sẽ chứng minh cho thế giới thấy một bước ngoặt lịch sử. Đây là cơ hội bằng vàng để thể hiện quyết tâm của chúng tôi trong việc cũng cố một trật tự quốc tế tự do và rộng mở trong khi chủ động giải quyết các nhu cầu cấp thiết của dân chúng trên toàn cầu, bao gồm các nước Nam bán cầu. Với tư cách là chủ tọa hội nghị thượng đỉnh Hiroshima G-7, tôi cam kết phát huy vai trò lãnh đạo trong nỗ lực đó.

Nguồn: Nghiên cứu Lịch sử- Đinh Tỵ biên dịch

VỀ TÁC GIẢ: FUMIO KISHIDA là đương kim thủ tướng Nhật Bản.

Nguồn bài:

https://www.foreignaffairs.com/japan/fumio-kishida-g7-geopolitics-new-meaning-hiroshima

Leave A Reply

Your email address will not be published.