Tổng thống Zelensky, nguyên thủ quốc gia không thuộc NATO đầu tiên trong lịch sử khiến NATO phải thay đổi

Lê Xuân Nghĩa

0 1,758

Tổng thống Ukraine nêu ba vấn đề ưu tiên trong chuyến thăm của ông tới hội nghị thượng đỉnh NATO:

⁃ Gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine.

⁃ Lời mời đến NATO: “Hôm nay chúng tôi nghe nói rằng chúng tôi sẽ nhận được lời mời khi an ninh cho phép, tôi muốn thảo luận với các đối tác của chúng tôi.”

⁃ Đảm bảo an ninh cho Ukraine trên đường gia nhập NATO.

Kết quả thế nào?

Bằng tuyên bố đầy cảm thán của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người luôn cự tuyệt đối với Ukraine: “Tôi đến Vilnius để tham gia Thượng đỉnh NATO nhưng thực ra chủ đề chính lại là Ukraine” để minh chứng rõ nét nhất thành công của ông Zelensky.

Người ta nhắm điều mà ai cũng rõ, ai cũng thấy và bản thân Tổng thống Zelensky và Ukraine cũng rõ là Ukraine không thể gia nhập NATO khi còn chiến tranh. Bởi đó là điều tuyệt đối, không có ngoại lệ. Duy nhất có Tây Đức gia nhập NATO năm 1955 trong tình trạng đối đầu căng thẳng với Đông Đức, nhưng chưa hề có xung đột chứ đừng nói là chiến tranh, để tuyên truyền cũng như tự an ủi bản thân là Zelensky “thất bại thảm hại”. Đồng thời muốn lung lạc tâm lý, tinh thần người dân Ukraine “không nên tin cậy NATO và Mỹ”, thứ mà họ lặp đi lặp lại gần cả thế kỷ mà không biết chán.

Ngay cả Tổng thống Zelensky cũng trả lời báo chí tại Vilnius rằng “Chúng tôi hiểu rằng không thể gia nhập NATO khi đất nước còn chiến tranh. Nhưng chúng tôi cần sự chắc chắn, đặc biệt là sự chắc chắn về thể chế. Và hiện tại, đã có sự cam kết chắc chắn rằng trên con đường trở thành thành viên của Ukraine trong NATO, sẽ không cần Kế hoạch Hành động để trở thành thành viên. Và điều đó là công bằng”.

Và thêm những điều gì chứng minh thêm những thành công chưa có tiền lệ?

1. Ukraine không phải làm đơn xin gia nhập, mà NATO phải đưa ra lời mời: Điều này cực kỳ quan trọng, bởi đó là cơ sở NATO thừa nhận Ukraine cơ bản đã thoả mãn hầu hết các điều kiện gia nhập NATO.

2. Ukraine được đặc cách gia nhập NATO bằng quy trình rút gọn: Tức được miễn các quy trình khắt khe, ngặt nghèo và kéo dài đối với một quốc gia muốn gia nhập NATO. Như tiêu chuẩn hoá quân sự và quân đội; thời gian thử thách… đây là những bước gian truân và khó khăn nhất đối với thành viên xin gia nhập.

3. Trong thời gian chờ chiến tranh kết thúc, Ukraine được NATO và G7 đảm bảo an ninh bằng cam kết văn bản và thực tế. Cụ thể: NATO thành lập Hội đồng NATO-Ukraine và họp thượng đỉnh ngay tại Thượng đỉnh NATO. Ở đó, mọi sự hỗ trợ về quân sự được tăng cường cao hơn trước, và tất nhiên các loại vũ khí tối tân hơn sẽ không còn là cấm kỵ. NATO còn chịu trách nhiệm cung cấp vũ khí, khí tài và huấn luyện quân đội Ukraine đạt tiêu chuẩn NATO. Đồng thời, Ukraine có quyền triệu tập Hội đồng mỗi khi thấy cần thiết. Cùng đó, Thượng đỉnh G7-Ukraine cũng được nhóm họp ngay tại Thượng NATO với cam kết đảm bảo an ninh cho Ukraine bằng văn bản được ký tại chỗ.

Giới quan sát nhận xét rằng: chưa bao giờ tại Thượng đỉnh NATO có chuyện xảy ra như vậy.

Tất nhiên đến đây sẽ có người dẫn tuyên bố khá phẫn nộ của Tổng thống Zelensky vào cuối ngày hôm qua, khi Thượng đỉnh NATO kết thúc mà không có giải thích rõ ràng về thời gian mời Ukraine gia nhập. Cùng đó, ông Zelesky còn yêu cầu cam kết đảm bảo an ninh cho Ukraine của G7 bằng văn bản. Tuyên bố đó còn khiến đoàn của Mỹ cảm thấy bị tổn thương.

Tuy nhiên, họ cắt mất phần khiến ông Zelensky phẫn nộ là ông ấy cần NATO giải thích từ ngữ “khi điều kiện thoả mãn” sẽ mời Ukraine gia nhập NATO. Và ngay sau đó, NATO phải giải thích và làm rõ rằng sẽ mời Ukraine gia nhập NATO ngay sau khi chiến tranh kết thúc tại thượng đỉnh NATO-Ukraine và cam kết G7-Ukraine được ký kết.

Quan điểm nhất quán của ông Zelensky là không tin lời hứa hoặc quan hệ cá nhân. Ông nói: “Trên con đường đến với Liên minh, chúng tôi muốn có những đảm bảo mà chúng tôi có hiện tại và có chúng vĩnh viễn. Chúng tôi muốn có một tài liệu. Vì vậy, sự giúp đỡ không chỉ dựa trên mối quan hệ cá nhân của chúng tôi mà còn được quy định cụ thể.”

Các tuyên bố của các nguyên thủ, lãnh đạo liên quan đến nội dung trên:

– Thủ tướng Đức Scholz: “Các nước G7 (Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Ý, Canada) sẽ đưa ra tuyên bố chung về các nghĩa vụ an ninh đối với Ukraine. Đặc biệt nó sẽ có hiệu lực cho đến khi nước này gia nhập Liên minh NATO”.

– Các nhà lãnh đạo G7 cũng sẽ công bố các gói viện trợ quân sự cho Ukraine, báo cáo của chính phủ Anh:
“Chúng sẽ bao gồm việc phân bổ thiết bị quân sự, tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, mở rộng các chương trình huấn luyện cho Lực lượng Vũ trang Ukraine và các cuộc tập trận quân sự, cũng như phát triển tổ hợp công nghiệp quân sự.”.

– Ngoại trưởng Đức nói trong một cuộc phỏng vấn với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken: “Putin muốn chia rẽ chúng tôi, nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius cho thấy: Tình hữu nghị xuyên Đại Tây Dương được củng cố và liên minh đoàn kết hơn bao giờ hết.”

– Tổng thư ký NATO Stoltenberg: Ukraine gần với NATO hơn bao giờ hết. Tất cả các thành viên đã đồng ý rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của Liên minh, vì vậy họ đã loại bỏ Kế hoạch Hành động Tư cách thành viên (tức rút gọn thủ tục). Điều này sẽ thay đổi lộ trình từ hai bước Chúng tôi sẽ mời Ukraine gia nhập NATO khi Đồng minh đồng ý rằng các yêu cầu được đáp ứng”

– Thủ tướng Estonia: Tại cuộc họp NATO và các đối tác của AP4, cảm ơn Úc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc vì đã là những người ủng hộ mạnh mẽ cho Ukraine.

Chúng ta đã đoàn kết bảo vệ các giá trị của mình và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đang bị thách thức không chỉ bởi Nga mà còn cả những nước khác.

Chúng ta có thể cách xa nhau cả đại dương, nhưng an ninh của chúng ta được kết nối chặt chẽ.

Chúng ta cần xây dựng kết nối đáng tin cậy và thiết lập các tiêu chuẩn với những người mà chúng ta có thể tin tưởng.

Chúng ta phải tăng cường hợp tác thiết thực, bao gồm cả trong lĩnh vực công nghệ và an ninh mạng.

Ngoài ra, tại Thượng đỉnh NATO lần này, kể từ sau chiến trang Lạnh, đây là lần đầu tiên NATO đồng ý kích hoạt cơ chế phòng thủ an ninh của toàn Liên minh. Không chỉ vậy, NATO đồng ý huỷ bỏ quy chế hạn chế các quốc gia NATO có chung biên giới với Nga. Tức có nghĩa miễn đủ điều kiện là NATO sẽ hỗ trợ để gia nhập. Đồng thời, tất cả đều cam kết thực hiện nghiêm việc nâng chi phí quốc phòng lên 2% của tất cả các thành viên.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang là đồng minh, là đối tác tin cậy của Nga và là quốc gia duy nhất của NATO đứng cân bằng giữa Nga và Ukraine từ đầu cuộc chiến đến nay, quốc gia mà Nga hiện đang phải dựa vào đã quyết định chọn Ukraine bằng việc Tổng thống Erdogan tuyên bố tại Thượng đỉnh NATO:

– “Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ kết thúc sớm chiến tranh và giải quyết công bằng cho Ukraine. Ankara ủng hộ sự toàn vẹn của Ukraine và ủng hộ Ukraine sớm gia nhập NATO”.

– Trước thềm Thượng đỉnh NATO, Erdogan còn huỷ bỏ thoả thuân và không cần thông báo với Nga để trao trả các chỉ huy Azov cho Ukraine. Cùng đó là cung cấp pháo tự hành hạng nặng hiện đại nhất của mình, cũng như bắt đầu khởi công nhà máy sản xuất UAV quân sự ở Ukraine.

Chưa hết, cũng tại Thượng đỉnh NATO, nhiều quốc gia công bố và cam kết với Tổng thống Zelensky các gói hỗ trợ quân sự đột biến cho Ukraine. Như:

– Thoả thuận đã được thiết lập bởi Ukraine và “Liên minh huấn luyện F-16” với 11 nước NATO tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh Vilnius. Trong khi trước đó chỉ có 5 quốc gia. Còn bây giờ là Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Canada, Luxembourg, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Thụy Điển và Anh…

– Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo NATO nhất trí thông qua gói viện trợ mới “đáng kể” cho Ukraine
– Ukraine và Thụy Điển ký thỏa thuận hợp tác mua sắm quốc phòng. “Cảm ơn bạn [bộ trưởng QP Thuỵ Điển] Với thoả thuận này cung cấp những cơ hội tuyệt vời cho cả Lực lượng vũ trang của chúng tôi và cho các công ty Thụy Điển như SAAB và những công ty khác.” – Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói.

– Bộ Quốc phòng Na Uy thông báo chuyển giao 1000 máy bay không người lái trinh sát cỡ nhỏ Black Hornet cho Ukraine. Ngoài ra, Na Uy nâng hạn mức viện trợ quân sự từ 285 triệu đô Mỹ lên hơn 900 triệu.

– “Thủ tướng Nhật Bản tại hội nghị thượng đỉnh NATO tuyên bố cung cấp hệ thống phát hiện UAV tối tân nhất cho Ukraine”, – Kyodo đưa tin.

– Australia sẽ chuyển giao 30 xe bọc thép chở quân Bushmaster cho Ukraine. Sau cuộc gặp với Thủ tướng Úc, Volodymyr Zelenskyi tuyên bố rằng các phương tiện này sẽ là một phần của “gói quốc phòng mạnh mẽ mới”.

– Anh, Pháp, Đức v.v…

Với tất cả những thành công chưa có tiền lệ nêu trên đang khiến thế giới phải ngả mũ thán phục con người Zelensky. Thật sự chưa có tiền lệ.

Và tất cả không chỉ đã đạt được đúng với những gì ông Zelensky đem đến Vilnius, mà còn vượt cả sự mong đợi.

Ông nói: “Tôi không coi Bản ghi nhớ Budapest là đảm bảo an ninh, tôi không thấy bất kỳ chi tiết cụ thể nào ở đó. Còn ở đây, nó sẽ có hiệu lực trong khi Ukraine không thuộc NATO. Mặc dù tất cả chúng tôi đều hiểu rằng đảm bảo tốt nhất cho chúng tôi là được ở trong NATO”.

Hiện toàn bộ Điện Kremlin đang nhảy dây!

Nguồn: facebook Xuân Nghĩa Lê

Leave A Reply

Your email address will not be published.