Trung Quốc đổi tên Viện Khổng Tử: Đi vòng né tránh, che đậy âm mưu chính trị

TVN

0 586

Dưới bão chỉ trích của các quốc gia trên thế giới, Trung Quốc đã đổi tên Viện Khổng Tử để nó có một vỏ bọc mới. Đó là Trung tâm giáo dục và ngôn ngữ. Các Trung tâm này có rất nhiều đặc quyền như xâm phạm quyền giáo viên; kiểm duyệt các chủ đề nhạy cảm của Bắc Kinh tại các Trường Đại học ở nước ngoài.

Tại Mỹ, các Viện Khổng Tử, trung tâm học ngôn ngữ và văn hóa gây tranh cãi do Bắc Kinh hậu thuẫn – hầu hết đã bị đóng cửa trên khắp nước Mỹ sau khi bị Bộ Ngoại giao Mỹ xem là phái bộ nước ngoài – đổi tên và mở cửa hoạt động trở lại, theo một phúc trình của Hiệp hội Học giả Quốc gia.

Trong số 118 Viện Khổng Tử từng tồn tại ở Hoa Kỳ, 104 viện đã đóng cửa kể từ ngày 21/6 và bốn viện đang trong quá trình đóng cửa, theo phúc trình.

Trong số này, “ít nhất 28 viện đã thay thế Viện Khổng Tử của họ bằng một chương trình tương tự và ít nhất 58 viện đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đối tác Viện Khổng Tử cũ của họ,” theo phúc trình.
Thực chất những trung tâm giáo dục này đóng vai trò như những phương tiện tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Điều này gây nguy hiểm cho tự do học thuật và tính liêm chính.

Mục tiêu của ĐCSTQ là thành lập 1.000 viện trên toàn thế giới vào năm 2020. Tuy nhiên, theo báo cáo của Pháp; kể từ năm 2018 Bắc Kinh đã không cập nhật tổng số viện trên toàn thế giới. Con số này vẫn ở mức 541.
Vào tháng 4 năm 2007, ông Li Changchun, khi đó là Chủ tịch Ủy ban Hướng dẫn Trung ương về Xây dựng Văn minh Tinh thần thuộc Ban Tuyên giáo của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói trong một tường trình của Tân Hoa xã, tờ báo nhà nước Trung Quốc, rằng các Viện Khổng Tử là một “phần quan trọng trong cấu trúc tuyên truyền đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Các Viện Khổng Tử có nhiều yêu cầu đối với các trường đại học phương Tây đối tác của họ, chẳng hạn như các thỏa thuận bảo mật có nghĩa là các trường không được tiết lộ số tiền mà Viện Khổng Tử đã cung cấp, theo phúc trình của hiệp hội.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định Trung tâm Viện Khổng Tử tại Hoa Kỳ là một phái bộ nước ngoài của Trung Quốc tại Mỹ.

Bộ nói “Vào ngày 13 tháng 8 năm 2020, Bộ Ngoại giao đã chỉ định Trung tâm Viện Khổng Tử tại Hoa Kỳ (CIUS), đóng vai trò là trụ sở trên thực tế của mạng lưới Viện Khổng Tử đóng tại Washington DC, là phái bộ nước ngoài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự không minh bạnh của tổ chức này và bản chất do nhà nước chỉ đạo là những lý do thúc đẩy sự chỉ định này”.

Các tổ chức được chỉ định là phái bộ nước ngoài phải gửi báo cáo cho chính phủ Hoa Kỳ về kinh phí, nhân sự, chương trình giảng dạy và các hoạt động diễn ra ở Hoa Kỳ.

Nhưng từ tháng 7 năm 2020, khi các trường học ở Hoa Kỳ dẹp các chương trình, chính phủ Trung Quốc đã tổ chức lại và đổi tên bộ phận chủ quản của Viện Khổng Tử, Văn phòng Hội đồng Ngôn ngữ Trung Quốc Quốc tế, còn được gọi là Hanban, thành Trung tâm Hợp tác và Trao đổi Ngôn ngữ của Bộ Giáo dục (CLEC). CLEC cũng tách ra một tổ chức riêng, Quỹ Giáo dục Quốc tế Trung Quốc (CIEF), để tài trợ và giám sát các Viện Khổng Tử và nhiều cơ sở thay thế của họ, theo Tân Hoa xã.

Bà Rachelle Peterson, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội Học giả Quốc gia và đồng tác giả của phúc trình, cho biết tại một cuộc thảo luận ngày 21 tháng 6 do Heritage Foundation tổ chức rằng việc đóng cửa các Viện Khổng Tử là “một câu chuyện thành công vì Hoa Kỳ đã nhận ra mối đe dọa do các Viện Khổng Tử đề ra và đã giải quyết được mối đe dọa đó.”

Tuy nhiên, bà nói: “Đó cũng là một câu chuyện cảnh báo vì ngay bây giờ chính phủ Trung Quốc đang cố gắng lách những chính sách đó. Theo thuật ngữ quân sự, đây sẽ được gọi là một cuộc điều động đánh bọc sườn. Chính phủ Trung Quốc tính toán rằng nếu họ loại bỏ tên Viện Khổng Tử và điều chỉnh cấu trúc chương trình, sẽ không ai nhận ra rằng ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc vẫn tồn tại và trụ vững trong giáo dục đại học của Mỹ”.

Leave A Reply

Your email address will not be published.