Tập Cận Bình Trước Cơn Bão Lửa

Ishaan Tharoor

0 279

Khắp nơi nơi, lãnh tụ Trung Quốc dường như đang hứng nhiều lửa đạn. Trên bình diện quốc tế, chủ tịch Tập Cận Bình phải đương đầu với thái độ ngày càng cứng rắn và sự đồng thuận chống Bắc Kinh tại phương Tây, cũng như sự rạn nứt quan hệ của nước này với các cường quốc khu vực và láng giềng. Trong nước, Tập chủ trì một nền kinh tế Trung Quốc riệu rã dần. Môi trường tăng trưởng kinh tế chậm lại, xung lực tăng trưởng kinh tế ngắn ngủi hậu dịch bệnh chóng tàn và các nhà phân tích đã chỉ ra các căn nguyên đang hủy hoại các viễn cảnh xán lạn tương lai của Trung Quốc. Tập và tay chân thủ hạ của ông ta đang vật vã giải quyết các thách thức mới do nền kinh tế già cỗi Trung Quốc. Dân số trong nước vừa tụt giảm vừa lão hóa và các câu hỏi hiển hiện trước mắt về năng suất tiềm năng của một lực lượng lao động đang già cỗi. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ cao tới mức chính phủ đã ngưng công bố dữ liệu liên quan trong hè này. Kinh tế Trung Quốc từng được ví như động mạch chủ của thế giới – và nước này vẫn là một gã khổng lồ trong nền mậu dịch toàn cầu – nhưng một cảm thức trì trệ đang ngàyhằn sâu, một điều có thể được chứng kiến trong dữ liệu kinh tế vĩ mô cũng như thái độ lạc quan ngày càng tàn tạ ở một thế hệ trẻ chỉ biết các giai đoạn bùng nổ tăng trưởng.

Nhà nước độc đảng Trung Quốc không thể tái hiện các gói kích cầu khổng lồ cho các dự án cơ sở hạ tầng và các công trình bất động sản, vốn đã đưa Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và cho phép Tập và các đồng chí của ông ta khoe mẽ tính ưu việt của mô hình Trung Quốc so với các nền dân chủ phương Tây bị cuộc khủng hoảng dập tả tơi. Đúng 15 năm sau đó, các vết thương từ các đợt phong tỏa khắc nghiệt về dịch bệnh vẫn còn mưng mủ và lĩnh vực bất động sản hứng thêm sức ép cảnh nợ nần vì tiền mặt bị thắt chặt hơn và một số nhà công ty bất động sản hàng đầu đang ngấp nghé trên bờ vực phá sản

Người ta đưa ra lập luận, chính kiểu cai trị ngày càng độc đoán của Tập áp lên toàn thể xã hội đã khiến cho tình hình càng thêm tồi tệ. “Việc chính phủ theo đuổi chính sách kiểm soát toàn diện đã đưa đất nước bước vào quỹ đạo tăng trưởng chậm hơn đồng thời tạo nên vô số mầm móng bất mãn”, Johnson, một thành viên cao cấp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại đồng thời là nhà quan sát Trung Quốc lâu lăm nhận xét.

Thế giới cũng phải hứng chịu sự ảnh hưởng nặng nề. “Sự giảm tốc gần đây đã thể hiện một bước dịch chuyển về hình ảnh toàn cầu của Trung Quốc”, David Lynch, đồng nghiệp của tôi giải thích. “Trong suốt nhiều năm, thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc đã vẫy gọi các tập đoàn đa quốc gia bằng lời hứa hẹn kiếm lợi nhuận khủng. Và không chóng thì chày nó sẽ vượt qua Hoa Kỳ với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới”.

Nhưng hiện thời, “viễn cảnh này kém tươi sáng hơn”, Lynch viết, Trung Quốc đã trình diễn một hiệu suất chậm lụt thê thảm trong quý 2 chiếu theo xung lực bức tốc nền kinh tế của nó trong ba thập niên qua.

Đây không phải là sự lóe sáng, khi Bắc Kinh dự báo một cơn gió mạnh địa chính trị thổi theo hướng ngược lại. Nhân chuyến công du sang Trung Quốc tuần rồi, Bộ trưởng Thương Mại Mỹ Gina Raimondo cảnh báo sự bất định trải khắp, bị thổi bùng do các hành động cứng rắn của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nước ngoài, đang biến Trung Quốc thành nơi ‘không thể đầu tư” trong con mắt các nhà đầu tư Mỹ.

“Trung Quốc cần nhìn nhận thực tế họ không còn trông cậy vào thị trường trong nước khổng lồ của họ là lý do thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài”, Naomi Wilson, phó chủ tịch chính sách, Châu Á và thương mại toàn cầu tại Hội đồng Công nghiệp Công nghệ Viễn thông, nói với đồng nghiệp Meaghan Tobin của tôi. “Thậm chí đối với cả các công ty Trung Quốc từng nỗ lực di dời nhà máy ra khỏi đại lục”.

Theo các khảo sát gần đây cho thấy, phần lớn công luận toàn cầu tỏ rõ thái độ tiêu cực về đà ảnh hưởng của Trung Quốc trên bình diện quốc tế, kể cả một số quốc gia có thu nhập trung bình bên ngoài phương Tây. Tại Châu Á, Hoa Kỳ ngày càng được hậu thuẩn bởi một mạng lưới gồm các đồng minh và các đối tác với các nước láng giềng Trung Quốc, được tiếp thêm sức mạnh bởi các lo ngại về hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc.
Động thái đó khiến Trung Quốc rất tức tối vì cho rằng, các nước đó – thay vì phẫn nộ vì các hành vi mà họ xem là thể hiện thói bá quyền quá đáng của Mỹ – lại hiện hữu một mối đe dọa cho sự ổn định và trật tự. Nhưng Bắc Kinh dường như lực bất tòng tâm. Trung Quốc, mới đây cho công bố một tấm bản đồ tuyên bố ngang ngược ôm trọn một phần lãnh thổ của các nước láng giềng, gồm cả Ấn Độ, đã dấy lên một tranh cãi ngoại giao dữ dội với New Delhi, đến mức Trung Quốc tuyên bố ông Tập sẽ không dự cuộc họp các nền kinh tế hàng đầu thế giới G-20 được tổ chức vào tuần này tại thủ đô Ấn Độ.

Cách tiếp cận hiện giờ của Tập đã thể hiện khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa ngày càng cứng rắn của ông. Tầm nhìn một thập niên trước giờ chỉ là ảo ảnh, khi đó một số chuyên gia đã hình dung giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ lèo lái nền kinh tế đất nước vì một tương lai tự do hơn, thiên về thị trường hơn. Thay vào đó, Tập Cận Bình không màng đến sự thịnh vượng của dân tộc mình , bắt tay vào các đợt thanh trừng và trấn áp triệt để, các đối tượng bị nhắm đến là nhóm tinh hoa chính trị và những người hoạt động trong lĩnh vực tư nhân của Trung Quốc.

Các công ty công nghệ Trung Quốc đã tổn thất hàng tỷ đô la giá trị trong những năm qua. Các nhà kỹ trị xuất sắc nắm giữ các cương vị quan trọng bị ông Tập thay thế bằng các nhân vật dễ bảo. Các quản lý và cac người đứng đầu doanh nghiệp tại các công ty do nhà nước vận hành buộc phải nghiên cứu và thấm nhuần các giá trị trong “Tư tưởng Tập”, phải tuân thủ các chủ thuyết có từ thời Mao. Về phần mình, ông Tập xem sự tập quyền và kiểm soát là mục đích tối thượng. Điều này phản ánh yếu điểm của ông Tập. “Sở dĩ Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình được hưởng tiếng thơm đời đời vì thành quả cách mạng và là cha đẻ của nước ‘Trung Quốc Mới’, Tập không có tính chính danh cá nhân độc lập với Đảng Cộng Sản, “Chun Han Wong, tác giả “Party of One: The Rise of Xi Jinping and China’s Superpower Future (tạm dịch: Đảng Một người: Sự trỗi dậy của Tập Cận Bình và tương lai siêu cường của Trung Quốc)”, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Quyền cai trị của ông gắn bó chặt chẽ với tính chính danh của đảng, và quyền lực của ông không thể tách rời cổ máy chính trị của đảng”.

Nhưng tốt cho đảng không có nghĩa là tốt cho đất nước. “Vấn nạn kinh tế gần đây một phần nguyên do tiến trình sơ cứng chính trị và cứng nhắc về ý thức hệ”, Johnson viết trong bài xã luận trên tạp chí Foreign Affairs. “Đối với những người theo dõi sát tình hình đất nước trong vài thập niên qua, khó bỏ qua tín hiệu của một chủ nghĩa nhà nước quốc gia mới hoặc cái mà người dân Trung Quốc gọi là neijuan. Từ thường được dịch là ‘cách mạng’ mộng tưởng những thứ viễn vong không có thực”.

Tình trạng khó chịu này có thể tác động sâu rộng trong những năm sau. “Cho đến nay chưa ai là đối thủ chính trị [Tập], Ling Chen, một trợ lý giáo sư tại Trường Nghiên cứu Tiến bộ Quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, nhận định với đồng nghiệp Christian Shepherd của tôi. “Nhưng sự tăng trưởng kinh tế luôn là yếu tố cốt lõi cho tính chính danh của chế độ và tác động của nó sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng điều hành đất nước của ông ta”.

“Mọi việc luôn tệ hại chậm dần đều cho đến khi mọi việc bung xung”, William Hurst, một giáo sư phát triển Trung Quốc tại Đại học Cambridge nói với Reuters, cảnh báo các cuộc khủng hoảng tài chính tiềm tàng sắp tới có lẽ sẽ gây ra các hậu quả khôn lường về xã hội và chính trị. “Rồi tới lúc sẽ phải tính sổ một lần cho xong”.

Đinh Tỵ biên dịch- Nguồn: Nghiên Cứu Lịch Sử

Leave A Reply

Your email address will not be published.