Tại sao phải theo dõi và đánh giá tiến bộ toàn cầu về biến đổi khí hậu?

0 132

Gần 200 quốc gia họp tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP28 của Liên hiệp quốc năm nay sẽ đánh giá xem còn cách xa mục tiêu trong việc đáp ứng những lời hứa ngăn chặn hiện tượng hâm nóng toàn cầu như một phần của quá trình được gọi là “theo dõi và đánh giá tiến bộ toàn cầu.”

Việc theo dõi đánh giá này theo lịch trình được công bố ngày 8/9/2023.

Tại sao phải theo dõi và đánh giá tiến bộ toàn cầu?

Gần 200 quốc gia đã đồng ý, chiếu theo Thỏa thuận Paris năm 2015, hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và hướng tới mức 1,5 độ C – giới hạn mà các nhà khoa học cho rằng sẽ tránh được những tác động nghiêm trọng nhất và không thể đảo ngược của biến đổi khí hậu.

Mỗi quốc gia có trách nhiệm đề ra các mục tiêu, chính sách quốc gia của mình nhằm đóng góp vào các mục tiêu chung của Thỏa thuận Paris.

Vì vậy, để kiểm tra xem các quốc gia đang làm gì, Thỏa thuận Paris cho biết các quốc gia nên kiểm tra tiến độ vào năm 2023 và 5 năm một lần sau đó.

Đánh giá này sau đó sẽ hướng dẫn các quốc gia thiết lập các chính sách khí hậu mới, tham vọng hơn và tài trợ cho năng lượng sạch, để tiến gần hơn đến mục tiêu 1,5 độ C.

Các quốc gia có nghĩa vụ đệ trình các mục tiêu cắt giảm khí thải quốc gia mới cho Liên hiệp quốc vào năm 2025 nên việc duyệt xét ngày 8/9/2023 có thể cho các quốc gia biết những gì cần đưa vào các mục tiêu đó – ví dụ: làm rõ rằng các mục tiêu cắt giảm CO2 sẽ bao trùm toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia, không chỉ một vài lĩnh vực nhất định.

Không đi đúng hướng

Các quốc gia đã biết việc theo dõi và đánh giá tiến bộ toàn cầu sẽ nói lên điều gì: họ không đi đúng hướng.

Bất chấp sự gia tăng lớn về số lượng các quốc gia đặt mục tiêu cắt giảm CO2 kể từ Thỏa thuận Paris, các cam kết hiện tại của các chính phủ sẽ không ngăn được nhiệt độ toàn cầu vượt quá 1,5 độ C và có khả năng khiến thế giới ấm lên thêm 2,5 độ C, theo Liên hiệp quốc.

Thế giới đã ấm hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nhiệt độ tăng cao gây ra sức nóng chết người, cháy rừng, hạn hán và lũ lụt tàn khốc trên khắp thế giới.

Tiếp theo là gì?

Hiện tại, các quốc gia đang tranh cãi về cách thức theo dõi và đánh giá tiến bộ toàn cầu để thúc đẩy họ cắt giảm lượng khí thải làm nóng hành tinh nhanh hơn.

Chủ tịch hội nghị, là Tiểu vương al-Jaber của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, cho biết không chỉ phải xác định những nơi còn thiếu hành động về khí hậu mà còn đưa ra kế hoạch đưa các quốc gia đi đúng hướng.

Reuters đã xem dự thảo lập trường đàm phán của Liên hiệp Châu Âu về COP28, trong đó nói rằng khối 27 quốc gia muốn việc kiểm kê đưa ra “khuyến nghị cụ thể” về các hành động mà các quốc gia nên thực hiện.

Không phải tất cả các quốc gia đều đồng ý. Các nhà ngoại giao cho biết một số nước đang phát triển đã chỉ ra trong các cuộc đàm phán về khí hậu gần đây của Liên hiệp quốc rằng việc theo dõi và đánh giá tiến bộ toàn cầu nên tập trung vào việc gây áp lực buộc các quốc gia giàu có phải đi đầu.

Cũng không rõ liệu các cuộc đàm phán có đề cập đến cách huy động thêm tiền mặt để đầu tư vào việc cắt giảm lượng khí thải CO2 hay đề nghị những công nghệ sạch nào sẽ được ưu tiên nhận nguồn tài trợ đó hay không.

Một câu hỏi khác là liệu các cuộc đàm phán có chọn ra một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như năng lượng hoặc công nghiệp nặng, với các khuyến nghị cụ thể hay không, một động thái có thể gây tranh cãi với các quốc gia có nền kinh tế dựa vào các ngành này

Theo VOA

Leave A Reply

Your email address will not be published.