7 di sản thế giới của Ukraina TVN Đi Đông, Đi Tây By TVN Last updated Oct 20, 2023 Nhà thờ Saint Sophia được xây dựng với hệ thống mái vòm đặc trưng và được làm bằng gỗ sồi. Với 5 gian giữa, 5 gian hậu cung. 0 283 Share Ukraine sở hữu nhiều công trình lịch sử đồ sộ, trong đó có 7 di sản thế giới được UNESCO công nhận. Tu viện các hang động Kiev (Kiev Pechersk Lavra) là một trung tâm Chính thống giáo có tầm quan trọng đặc biệt ở Đông Âu nằm tại huyện Pechersk, thuộc thành phố Kyiv. Ảnh: AFP Ngày 5.12.1998, Phố cổ Lviv được UNESCO là di sản thế giới. Đây là trung tâm lịch sử thuộc thành phố Lviv, tỉnh Lviv, Ukraina. Phố cổ Lviv mang đậm phong cách kiến trúc nghệ thuật của Đông Âu, hợp nhất với truyền thống kiến trúc nghệ thuật của Italia và Đức. Ảnh: Lonely Planet. Tu viện các hang động Kiev (Kiev Pechersk Lavra) là một trung tâm Chính thống giáo có tầm quan trọng đặc biệt ở Đông Âu nằm tại huyện Pechersk, thuộc thành phố Kiev. Di sản này được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1990, là tổ hợp công trình tôn giáo cổ, gồm các hang động, nhà thờ, tháp chuông… tuổi đời nhiều thế kỷ. Ảnh Lonely Planet Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của Châu Âu là di sản thiên nhiên phức tạp trải dài qua 17 quốc gia, trong đó có Ukraina. Trong đó, các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath bao gồm trục dài 185 km từ dãy núi Rakhiv và Chornohora ở Ukraina, chạy qua dãy Poloniny, đến dãy núi Vihorlat ở Slovakia. Vòng cung trắc đạc Struve là một chuỗi các trạm trắc đạc tam giác kéo dài từ Hammerfest ở Na Uy tới Biển Đen, chạy qua 10 quốc gia, bao gồm cả Ukraina. Di sản được UNESCO công nhận từ năm 2005 do nhà khoa học Nga gốc Đức là Friedrich Georg Wilhelm von Struve thành lập và sử dụng trong từ năm 1816-1855 để đo đạc Trái đất. Ảnh: Atostogos kaime. Nhà thờ gỗ Tserkvas của vùng Carpath tại Ukraina được công nhận là di sản thế giới của UNESCO vào tháng 6 năm 2013. Di sản này gồm 16 nhà thờ gỗ Tserkvas được xây dựng theo các bản vẽ bằng gỗ từ giữa thế kỷ 16 tới 19 của các cộng đồng của Giáo hội Chính thống Hy Lạp và Công giáo Đông phương. Dinh thự của người Bukovina và Giám mục đô thành Dalmatian ở Chernivtsi được xây dựng từ những năm 1864-1882 theo thiết kế của kiến trúc sư người Czech Josef Hlávka. Hiện nay, dinh thự là một phần của Đại học Chernivtsi, được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 2011. Ảnh UNESCO Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia là di sản đầu tiên ở Ukraina được UNESCO công nhận cùng với Tu viện các hang động Kiev vào năm 1990. Ngoài cấu trúc chính, nhà thờ bao gồm một tập hợp các cấu trúc phụ trợ như tháp chuông và nhà của tổng giám mục. Ảnh Getty Images di sảnnhà thơthế giớiukraine 0 283 Share