Đế quốc Khmer vĩ đại và suy tàn

TVN

0 462

Đế quốc Khmer từng là một đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á và di sản lớn nhất của Đế quốc Khmer là Angkor. Angkor được coi là chứng tích của sức mạnh và sự thịnh vượng của Đế quốc Khmer, cũng là sự hiện thân của nhiều tín ngưỡng mà nó mang trong mình. Tuy nhiên, những gì còn sót lại đến ngày nay đa số là văn bản được khắc chạm trên đá. Sự khởi đầu của kỷ nguyên Khmer Angkor được cho là bắt đầu từ năm 802 sau Công nguyên.

Nhân lúc vương triều suy yếu, Jayavarman II – một hoàng tộc đã trở về quê hương Chân Lạp đánh bại nhiều vị vua khác, trở thành hoàng đế và áp dụng những nghệ thuật, văn hóa của triều đình Sailendra ở Java vào triều đình Khmer. Sailendra là một trong những vương triều ít ỏi ở Java theo đạo Phật giáo Đại thừa, sức mạnh của Sailendra dựa vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Trong thời gian trị vì, ông mở rộng lãnh thổ của mình và thành lập kinh đô mới Hariharalaya. Jayavarman II mất vào năm 834, được đặt hiệu là Paramesvara – chúa tể tối cao của Shiva.

Kế nhiệm của Jayavarman II là con trai Jayavarman III. Từ năm 877, Indravarman I đã thay thế Jayavarman III, trở thành vị vua thứ tư của Đế quốc Khmer. Ông đã mở rộng vương quốc mà không cần chiến tranh và cho xây dựng các công trình lớn thông qua mậu dịch và nông nghiệp. Năm 881, ông cho xây đền kim tự tháp gọi là Bakong. Tuy nhiên, tồn tại không được bao lâu thì Bakong đã bị chìm vào quên lãng khi Yasovarman (người thừa kế Indravarman I) chuyển kinh đô đến khu vực phía Bắc, xây dựng ngôi đền trung tâm của thành phố mới là Bakheng.

Đầu thế kỉ X, sau khi Yasovarman I qua đời, đế quốc Khmer lập tức bị chia rẽ. Từ năm 968 đến năm 1001 là giai đoạn đánh dấu sự phát triển thịnh vượng và rực rỡ nền văn hóa do Jayavarman V trị vì. Trong đó, Banteay Srei được xem như công trình có tính nghệ thuật và thẩm mỹ bậc nhất của Angkor và Ta Keo là ngôi đền đầu tiên của Angkor xây bằng sa thạch.

Cuối thế kỉ XI, đầu thế kỉ XII là thời kì của các cuộc tranh giành quyền lực tàn bạo. Năm 1177, vương quốc Khmer bị quân Champa đánh bại, Angkor bị tàn phá. Năm 1178, Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Champa nhờ những chiến công như giành lại kinh đô Yasodharapura, cũng như cách cai trị không phải là bạo chúa như các vị vua trước. Trong số ngôi đền được ông xây dựng, nổi tiếng nhất là Angkor Thom và đền Bayon với sự tuyệt mỹ về kiến trúc và điêu khắc.

Indravarman II kế vị và tiếp tục cho xây một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình, Campuchia có phần ổn định chính trị trong nước. Tuy nhiên, đến thời vua Jayavarman VIII, ông đi theo Ấn Độ giáo và kịch liệt phản đối Phật giáo. Ông đã cho phá hủy phần lớn các tượng phật ở đế quốc này. Triều đại của ông kết thúc khi con rể là Srindravarman lật đổ. Từ đây, không có ngôi đền nào được xây thêm.

Tình trạng hạn hán gây thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt khiến hệ thống thủy lợi bị thoái hóa, mùa màng thất bát do lũ lụt và hạn hán, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nông nghiệp. Theo Livescience, Brendan Buckley – một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ cho rằng khu vực còn hứng chịu hai đợt siêu hạn hán vào năm 1330 – 1360 và năm 1400 – 1420.

Đến năm 1431, vương quốc sụp đổ sau khi tấn công bởi nước Xiêm.

Theo Facebook: Midnight Talks

Leave A Reply

Your email address will not be published.