Suriname: Quốc gia duy nhất ở Nam Mỹ được chính thức đón Tết âm lịch

TVN

0 226

Cho đến nay, có hơn 10 quốc gia trên thế giới đón Tết âm lịch như Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc v.v. Điều thú vị là, có một quốc gia khác ở Nam Mỹ cũng đón Tết Nguyên Đán, đó chính là Suriname. Tết Nguyên Đán truyền thống đã được đưa vào làm ngày lễ quốc gia ở nước này vào năm 2014. Hơn nữa Suriname cũng là quốc gia duy nhất ở Tây bán cầu xem Tết cổ truyền là ngày nghỉ lễ.

Đất nước Suriname nằm ở khu vực Nam Mỹ. Phía Bắc giáp với Đại Tây Dương, phía Nam giáp Brazil, phía Đông giáp với lãnh thổ Guyane thuộc Pháp, phía Tây giáp với Guyana. Địa hình chủ yếu của Suriname là rừng nhiệt đới với phần lớn đất thấp và sông ngòi. Lãnh thổ phía Nam của Suriname trải rộng khắp khu vực cao nguyên và núi Guyana. Nơi đây được bao phủ bởi những khu rừng rậm xích đạo. Thoải dần về khu vực phía Bắc là là vùng đầm lầy, đồng bằng ven biển. Quốc gia này có hai dãy núi chính là Wilhelmina và Bakhuys.

Tuy là một trong những quốc gia nhỏ nhất Nam Mỹ nhưng lại có nguồn dân số đa dạng nhất khu vực. Toàn bộ Suriname được tạo thành từ những vùng rừng mưa nhiệt đới rộng lớn, kiến ​​trúc thuộc địa Hà Lan và có nền văn hóa vô cùng đa dạng. Paramaribo, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Suriname, nằm bên bờ sông Suriname vùng Paramaribo. Suriname từng là thuộc địa của Hà Lan và giành được độc lập vào ngày 25 tháng 11 năm 1975.

Sự xuất hiện của người Hoa ở Suriname có thể bắt nguồn từ giữa thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, Suriname là thuộc địa của Hà Lan, vì vậy để tìm được lao động có thể thay thế nông nô châu Phi, những người thực dân đã ký hợp đồng lao động với một số người Khách Gia (hay còn gọi là người Hẹ) ở Suriname, khu vực Hui Dong’an của Trung Quốc. Vào những năm 1960, khi thế hệ người nhập cư đầu tiên định cư ở Suriname, một làn sóng lớn người Khách Gia đã đến Suriname qua Hồng Kông. Sau đó, họ trở thành những người phục vụ theo hợp đồng và được tự do khi hết thời hạn phục vụ. Có rất nhiều người khác là những người lao động tự do ngay từ đầu những năm 1900.

Dần dần, ngày càng có nhiều người Trung Quốc đến Suriname. Với dân số gần 600.000 người, khi này Suriname trở thành một quốc gia nhỏ với quy mô bình quân đầu người thấp, nhưng người Trung Quốc lại chiếm hơn 11% tổng dân số, tức là hơn 60.000 người.

Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ duy nhất của người Trung Quốc ở Suriname. Mục đích của chính phủ khi chỉ định đây là ngày nghỉ lễ là để cả nước tổ chức lễ hội truyền thống quan trọng này của dân tộc Trung Quốc. Tất cả các dân tộc ở Suriname đều có thể cùng chia sẻ niềm vui của Tết cổ truyền Trung Quốc.

Ở Paramaribo, đường phố thủ đô sẽ tràn ngập pháo hoa và đồ trang trí năm mới, mọi người sẽ ăn mừng theo nhiều cách truyền thống khác nhau trong nhiều tuần thay vì chỉ một hoặc hai ngày. Vào thời điểm này, người dân Trung Quốc sẽ chào đón năm mới bằng đèn lồng và đồ trang trí đầy màu sắc. Còn người dân Suriname trong dịp Tết Nguyên đán sẽ tổ chức xem các hội chợ chùa, múa lân, câu đối, Hanfu, v.v.

Các lễ hội khác:

Lễ hội Holi: ở Suriname, Holi là lễ hội màu sắc của người Hindu. Theo phong tục, người dân sẽ mặc quần áo trắng, ném bột và nước màu vào nhau trong niềm hân hoan vui sướng. Ngày tổ chức lễ Holi là ngày trăng tròn của tháng Phalguna trong đạo Hindu. Các thứ hạng trong xã hội sẽ được hòa nhập vào nhau, không phân biệt đẳng cấp, địa vị, giới tính, tuổi tác. Tất cả đều vui chơi trên tinh thần vui vẻ.

Lễ hội Diwali: là lễ hội ánh sáng của đạo Hindu, tổ chức ở Suriname vào tháng 10 hoặc 11 mỗi năm. Diwali là dịp để người dân thắp lên ngọn nến, đèn lồng và nguyện cầu cho một năm an lành, hạnh phúc.

Lễ hội Emancipation: đây là dịp kỷ niệm ngày giải phóng nô lệ ở Suriname, tổ chức vào ngày 1 tháng 7 hàng năm. Lễ hội Emancipation được tổ chức để tưởng nhớ những người nô lệ đã hy sinh cho tự do, hòa bình.

Lễ hội Maroon: là lễ hội của người Maroon – hậu duệ của những người nô lệ bỏ trốn khỏi các đồn điền ở Suriname. Lễ hội Maroon được tổ chức vào tháng 12 hằng năm. Bao gồm trong buổi lễ là cuộc diễu hành, biểu diễn âm nhạc, khi vũ và một số hoạt động văn hóa truyền thống của người Maroon.

Nguồn: Sound of hope

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.