Có ai còn nhớ tới Françoise Hardy không?
Là nữ diễn viên, ca sĩ người Pháp, cô rất thành công với dòng nhạc pop vào thập niên 60 của thế kỷ trước củng như gu phong cách thời trang của cô có sự ảnh hưởng to lớn đến nhiều người, kể cả nhà thiết kế Nicolas Ghesquière và người mẫu Alexa Chung sau này, những ai sinh ra và lớn lên tại Saigon những năm 60’s có thể thấy Françoise Hardy thường mặc áo cổ lọ, váy ngắn, đeo kính có kích thước lớn và đặc biệt ưa chuộng các mặt hàng dệt kim, cô ít khi trang điểm đậm, vì vậy nếu tình cờ bắt gặp Hardy, bạn sẽ thấy ngay nét đẹp tự nhiên của cô, có thể nói Françoise Hardy là hình mẫu tiêu biểu của thời trang Pháp du nhập vào giới trẻ Saigon vào thập niên 60’s
Sơ lược về “Francoise Hardy”
Sinh năm 1944 tại thủ đô Paris, Françoise Hardy từ nhỏ có một cuộc sống khá buồn tẻ. Cha mẹ cô ly thân từ thời Françoise còn nhỏ, cho nên cô lớn lên với mẹ và em gái. Thời niên thiếu, cô học trường nội trú, nên ba mẹ con lại càng ít sống gần gũi với nhau.
Trong bầu không khí trống trải tẻ nhạt ấy, cô bé sống nhiều với nội tâm, thích mơ mộng, viết nhật ký, nghe nhạc, chơi đàn. Françoise Hardy ngẫu nhiên bước vào thế giới sáng tác mà không hề ý thức, sau khi đậu bằng tú tài, Françoise Hardy theo học khoa ngoại ngữ ở trường đại học Sorbonne. Ngoài giờ học, cô còn ghi tên theo học lớp dạy thanh nhạc của bà Mireille, nơi đào tạo nhiều ca sĩ mầm non của làng nhạc Pháp thời bấy giờ. Một ngày kia cô đọc được một tin ngắn trên báo, theo đó một hãng đĩa đang tuyển lựa ca sĩ mới.
Françoise Hardy xin hẹn gặp rồiđến hát thử, nhưng rốt cuộc không được giữ lại. Mãi đến lần thứ tư cô mới ký được một hợp đồng ghi âm (với hãng đĩa Vogue) vào tháng 11 năm 1961,đĩa hát đầu tay của Françoise Hardy được phát hành vào tháng 4-1962.
Trong số các sáng tác đầu đời kể cả nhạc và lời, cô rất ưng ý với nhạc phẩm Tous les garçons et les filles mà nhạc sĩ Phạm Duy sau đó chuyển dịch thành Những nụ tình xanh. Nhưng vào lúc bấy giờ, hãng đĩa nhà chỉ muốn cô ghi âm những bài hát của tác giả có tên tuổi, đã từng soạn nhạc cho Johnny Hallyday, vì họ quan niệm rằng: Françoise Hardy còn non tay nghề, cô có lẽ sẽ thành công dễ dàng hơn khi hát nhạc của người khác, thay vì trình bày sáng tác của chính cô, phải chăng do lòng tự ái của tuổi trẻ bồng bột, hay là do linh cảm nhất thời, dù gì đi nữa, cô ca sĩ trẻ tuổi nhất quyết đòi hãng đĩa phải cho ra mắt bài hát Tous les garçons et les filles.
Bằng không thì cô sẽ không đi lưu diễn hay tham gia một chương trình truyền hình nào cả. Ngay cả Françoise Hardy cũng không ngờ rằng quyết định táo bạo này lại giúp cho cô thành công. Với hơn hai triệu bản bán chạy chỉ trong vòng 6 tháng, nhạc phẩm này nói về nỗi khát khao tình yêu, mộng ban đầu cuả lứa tuổi mới lớn, là viên gạch đầu tiên đặt nền tảng cho một sự nghiệp.
Những ai từng sống ở miền Nam những năm 60 của thế kỷ trước, chắc không ai là không biết tới bài hát “Le temps des souvenirs” với giai điệu ru kỷ niệm, khi ấy, thời gian 1963-1965, phong trào nghe các ca khúc phương Tây bùng nổ qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia, các danh ca của Mỹ như Paul Anka, Elvis Presley, The Platters… của Anh như Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones… của Pháp như Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida… trở thành thần tượng của giới trẻ Sài Gòn thời ấy, đầu những năm 1960 thì nhạc trẻ trở thành một hiện tượng của âm nhạc Miền Nam Việt Nam, những ban nhạc trẻ kích động như ” The Peanuts Company,C.B.C., The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights” (sau đổi thành Strawberry Four với Tùng Giang, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Billy Shane) và một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như Elvis Phương, Pauline Ngọc, Prosper Thắng, Julie Quang, Carol Kim… nổi danh với các bạn nhạc ngoại quốc hát bằng lời Anh hoặc Pháp, nhiều bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng được các nhạc sĩ Phạm Duy, Quốc Dũng, Nam Lộc, Tùng Giang, Trường Hải… đặt lời Việt. và trong đó, có nhiều nhạc phẩm tái bản lần này ở Le temps des souvenirs của Françoise Hardy.
Ca khúc từng làm say mê giới trẻ Saigon thời điểm đó sau khi được nhạc sỹ Phạm Duy dịch lại lời Việt ..On se dit qu’à vingt ans – On est le roi du monde – Et qu’éternellement – Il y aura dans nos yeux – Tout le ciel bleu (Đời đẹp nhất tuổi đôi mươi – Thơm ngát muôn hoa hồng tươi – Tình đầu đến giữa hồn nhiên – Trong sáng giấc mơ thần tiên – Sức sống vô biên… Phạm Duy phổ lời Việt, ca khúc Mùa tình yêu).. đó chính là bài “Le Temps de l’amour (Mùa tình yêu)”sáng tác cuả Jacques Dutronc do Francoise Hardy trình bày, cả hai đều là ca sĩ và họ gặp nhau nhờ làm việc chung khi ghi âm bài hát này. Nhiều thập niên sau ngày lập gia đình rồi có con (Thomas Dutronc), hai người hiện vẫn còn chung sống với nhau.
Thời kỳ lập gia đình cũng là lúc mà Francosie Hardy quyết định ngưng biểu diễn trên sân khấu từ cho tới nay.
Năm 2023, tạp chí Rolling Stone đã xếp Hardy ở vị trí thứ 162 trên bảng xếp hạng những ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Bà là nghệ sĩ người Pháp duy nhất có mặt trong danh sách. Cây bút Will Hermes đã viết rằng Hardy “là hình ảnh thu nhỏ của sự tươi mát của Pháp với một giọng hát đầy sức sống, thoang thoảng như làn khói của xứ Gauloise”. Hermes nhận định hàng chục album đã phát hành của bà “khiến chủ nghĩa hiện sinh nghe có vẻ tao nhã đến mức không thể tưởng tượng được”.
Bà vừa từ trần ngày 11 tháng 6, 2024 ở tuổi 80.
Nguồn: Facebook.