11 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận

0 170

Ngày 3.11 hằng năm được UNESCO chọn là Ngày Quốc tế về Khu dự trữ Sinh quyển nhằm thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững trên toàn cầu.

Hiện nay, Việt Nam có một hệ thống gồm 11 Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới được UNESCO công nhận. Đây là danh hiệu UNESCO trao tặng cho các khu vực có giá trị đặc biệt về thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Các Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới ở Việt Nam, gồm: Khu dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ (2000); Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai (2011); Khu dự trữ Sinh quyển Cát Bà (2004); Khu dự trữ Sinh quyển châu thổ sông Hồng (2004); Khu dự trữ Sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang (2006); Khu dự trữ Sinh quyển miền tây Nghệ An (2007); Khu dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau (2009); Khu dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm (2009); Khu dự trữ Sinh quyển Langbian (2015); Khu dự trữ Sinh quyển Núi Chúa (2021); Khu dự trữ Sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (2021).

Được công nhận sớm nhất (vào năm 2000) Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ chỉ cách Sài Gòn khoảng 60 km, có cảnh quan tươi đẹp, hệ thống động thực vật đa dạng và phong phú cả về số lượng và chủng loại.

Rừng ngập mặn Cần Giờ sở hữu điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.

Mới nhất là Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa, công nhận năm 2021, nơi đây sở hữu nhiều giá trị về đa dạng sinh học rừng, biển với các loài động, thực vật quý hiếm; cảnh quan thiên nhiên đa dạng mang những nét đặc trưng riêng của vùng khí hậu khô hạn ven biển của Ninh Thuận và khu vực Nam Trung Bộ.

Nguồn: Vietnam+

Leave A Reply

Your email address will not be published.