Lần đầu tiên Phát hiện hóa thạch khủng long ở Campuchia

TVN

0 180

Bộ trưởng Môi trường Campuchia Say Samal cho biết các nhà khảo cổ học nước này lần đầu khai quật được một hóa thạch khủng long trên đảo Koh Por, thuộc tỉnh Koh Kong.

Hóa thạch được phát hiện vào tháng 3 năm ngoái mới đây đã được xác định là xương khủng long, khiến nó trở thành hóa thạch khủng long đầu tiên được giới khoa học xác nhận tại Campuchia.

Hóa thạch này được phát hiện vào tháng 3.2021, dài 70cm, rộng 20cm và nằm trong một địa tầng địa chất cho thấy tuổi của nó dao động trong khoảng từ 65 đến 190 triệu năm.

Hóa thạch này có kích thước tương tự ống chân của một con voi, được khai quật ở xã Bak Khlang, huyện Mondul Seima, tỉnh Koh Kong giáp với tỉnh Preah Sihanouk.

Hun Marady, giám đốc sở môi trường tỉnh Koh Kong, ngày 27/10 cho biết các nhà nghiên cứu đã dành khoảng một năm để nghiên cứu hóa thạch. Dựa trên bằng chứng thu thập được, họ kết luận hóa thạch này là của một con khủng long.

“Sau khi phát hiện, chúng tôi quyết định không di chuyển hóa thạch vì đang nghiên cứu. Theo các chuyên gia, hóa thạch là của một loài khủng long, nhưng cần nghiên cứu kỹ hơn để biết đây là loại khủng long nào”, ông Marady nói.

“Nếu chúng tôi không thấy bất kỳ chiếc xương nào khác, chúng tôi sẽ chỉ giữ lại hóa thạch chúng tôi đã tìm thấy và bảo quản nó tại Bộ Môi trường vì chúng tôi chưa có các ‘bảo tàng thiên nhiên’ như Smithsonian ở Mỹ hay Bảo tàng Lee Kong Chian ở Singapore”, ông nói, theo Phnom Penh Post.

“Chúng tôi thiếu các chuyên gia về động vật cổ đại nên cần tìm kiếm các chuyên gia nước ngoài ”, ông Vanchan nói. “Chúng tôi sẽ có 3 chuyên gia Pháp tham gia nhóm nghiên cứu vào giữa tháng 11”.

Ông Vanchan cũng cho biết hình ảnh hóa thạch đã được cống bố tại một hội nghị quốc tế vào tháng 11/2021, với sự tham gia của các chuyên gia từ Mỹ, Pháp và Thái Lan, theo Phnompenh Post.

Hóa thạch là gì?

Hóa thạch thường có từ thời tiền sử và được hình thành rất chậm bởi các quá trình địa chất. Hoá thạch là bằng chứng về đời sống thực vật hoặc động vật trong quá khứ. Chúng được bảo tồn trong các lớp đá – vật liệu của vỏ Trái đất.

Đa số nghĩ rằng hóa thạch sẽ còn nguyên trạng cơ thể của động vật/thực vật. Nhưng thực tế là vật chất hữu cơ của cơ thể đã biến mất và chỉ còn 1 lại phần nhỏ. Xác của các sinh vật sẽ bị phân hủy sau một khoảng thời gian, chỉ còn sót lại các phần cứng của chúng như xương hoặc cành cây… nằm trong các lớp trầm tích và trải qua quá trình hóa thạch để biến thành đá.

Dù vật chất hữu cơ đã biến mất nhưng hình thái kết cấu ban đầu cùng những dấu vết hoạt động của các sinh vật này trong thời kỳ đó vẫn sẽ được giữ nguyên. Nhờ những hình thái cấu trúc đó mà người ta có thể mô phỏng lại hình dáng của các loại động vật tiền sử.

Leave A Reply

Your email address will not be published.