Động đất tại Kon Tum (Việt Nam) bất thường và lớn

TVN

0 574

Theo Viện Vật lý địa cầu, trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Kon Tum liên tiếp xảy ra động đất. Riêng trận động đất với độ lớn 4.5 vào trưa 18.4 được đánh giá là mạnh nhất từ 120 năm trở lại đây và đây là hiện tượng bất thường, cần cảnh báo những nguy cơ rủi ro thiên tai nguy hiểm, bởi tình trạng động đất tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra một thời gian dài với các trận động đất nhỏ, nhưng thời gian gần đây bắt đầu có xu thế gia tăng cả về tần suất và cường độ.

Ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cho biết khi xảy ra động đất tại huyện Kon Plông có độ lớn 4 5 thì khu vực cách xa 70-80 km cũng bị ảnh hưởng và cảm nhận được. “Ngày 18-4, ở huyện Kon Plông liên tục xảy ra động đất với cường độ từ 2,5 đến 4,5. Tâm lí người dân trên địa bàn cũng lo sợ ảnh hưởng động đất đến đời sống, sản xuất của người dân”.

Còn ông Nguyễn Xuân Anh – Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, trước tình trạng gia tăng các trận động đất tại Kon Tum trong những ngày qua, Viện Vật lý địa cầu vừa quyết định cử đoàn cán bộ vào xem xét, đánh giá tình hình động đất. Để biết các công trình thủy điện có liên quan đến động đất hay không cần có sự đánh giá, nghiên cứu cụ thể”.

Theo Viện Vật lý địa cầu, tình trạng động đất tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra một thời gian dài với các trận động đất nhỏ nhưng thời gian gần đây bắt đầu có xu thế gia tăng cả về tần suất và cường độ. Với độ lớn 4.5 là hiện tượng bất thường, nguy hiểm trong động đất kích thích, cần theo dõi, có những biện pháp khảo sát, đề phòng.

Hiện tượng động đất lại liên tiếp xảy ra trong 2 năm gần đây tại tỉnh Kon Tum, đặc biệt là tại huyện Kon Plông, phải chăng có sự tác động của con người? Trước đó, nhận định về hiện tượng này, PGS.TS Nguyễn Hồng Phương – Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) đánh giá, đây là hiện tượng động đất kích thích, do hoạt động của con người gây ra, cụ thể là hoạt động của thủy điện.

PGS.TS Nguyễn Hồng Phương phân tích, có nhà máy thủy điện tích nước xong sẽ gây ra động đất, cũng có những nhà máy thủy điện tích nước được một thời gian dài khoảng vài năm, đến khi địa chất phía dưới mất sự cân bằng thì mới nổ ra những trận động đất nhỏ lụp bụp.

“Từ xưa đến nay, tất cả những trận động đất kích thích đều không mạnh, không thể gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, con người. Hôm nay mới có một trận động đất lớn nhất với độ lớn 4.5. Hiện các nhà khoa học đã chú ý đến hiện tượng này và đang theo dõi, đã có những biện pháp khảo sát, đề phòng”- PGS.TS Nguyễn Hồng Phương nhấn mạnh.

PGS.TS Cao Đình Triều, chuyên gia về động đất cũng cho rằng, động đất tại Kon Plông nhiều khả năng là động đất kích thích bởi thời điểm gia tăng động đất trùng với thời điểm Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum đặt tại huyện Kon Plông vận hành và phát điện tổ máy số 1 (24.3.2021).

Ảnh: Ghi nhận động đất tại Kon Tum từ năm 2021 đến nay. Nguồn: PCTT

Leave A Reply

Your email address will not be published.