Mỹ lại sắp đưa người quay trở lại mặt trăng

TVN

0 575

Khi phi hành gia người Mỹ Gene Cernan (1934-2017), đánh dấu tên viết tắt của cô con gái nhỏ bên cạnh dấu chân của mình trên bề mặt Mặt Trăng trước khi trở về Trái Đất, một nỗi sợ nhen nhóm trong lòng người phi hành gia kỳ cựu…

Đó là tháng 12/1972 và Đại úy Hải quân Mỹ Gene Cernan chuẩn bị theo hai người đồng đội của mình trở lại bậc thang của mô-đun Mặt Trăng trong sứ mệnh Apollo 17 để trở về Trái Đất. Kể từ đó cho đến tháng 8/2022, phi hành gia NASA Gene Cernan vẫn nổi tiếng là “Người đàn ông cuối cùng trên Mặt Trăng”.

Và đó chính là nỗi sợ của ông cách đây tròn 50 năm: Ông sợ rằng, nước Mỹ sẽ không đưa người trở lại Mặt Trăng, sợ rằng ông sẽ là người cuối cùng lưu dấu chân mình ở đây.

Những dấu chân đó và những ký tự đó chắc chắn vẫn còn trên Mặt Trăng – bởi vệ tinh tự nhiên của Trái Đất không có gió để thổi bay chúng – nhưng nỗi sợ hãi của chỉ huy Apollo 17 Gene Cernan rằng ông sẽ là người cuối cùng bước đi trên Mặt Trăng giờ đây dường như không còn hiện hữu.

Tại vịnh Canaveral bang Florida, Hoa Kỳ đã bấm nút đếm ngược thời gian. Không còn bao lâu nữa, siêu phi thuyền con thoi đầu tiên của chương trình Artemis dự trù cất cánh vào thứ Hai, 29/08/2022, lúc 8 giờ 33 phút giờ địa phương. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên này sẽ không để người ở lại, nhưng mục tiêu là sẽ đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào năm 2025 và sẽ ở lại đó.

Theo dự kiến, các phi hành gia du hành vũ trụ trong Chương trình Artemis, họ sẽ không chỉ bước lên Mặt Trăng đủ lâu để tham quan một chút Mặt Trăng rồi thu thập một số vật liệu quan trọng trước khi quay trở lại Trái Đất, như trong các sứ mệnh của Apollo – Họ còn có tham vọng lớn hơn hồi thế kỷ 20: Đó là ở lại, thiết lập các căn cứ trên Mặt Trăng tại cực Nam vệ tinh tự nhiên này; đồng thời còn xây dựng một trạm vũ trụ trên quỹ đạo Mặt Trăng nữa!

Hai cơ sở này (căn cứ trên Mặt Trăng và trạm vũ trụ trên quỹ đạo Mặt Trăng) được hy vọng sẽ cho phép NASA thử nghiệm các công nghệ và quy trình hoạt động mới để phát triển các sứ mệnh hành tinh trong tương lai, chẳng hạn như sứ mệnh phi hành đoàn lên sao Hỏa vào một thời điểm nào đó trong những năm 2040 và cả các chuyến đi đến các tiểu hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời.

Đó sẽ là một bước nhảy vọt khổng lồ cho nhân loại. Bước nhảy vọt khổng lồ đó cần có một bước đệm nhỏ hơn ngay lúc này đó là: Siêu tên lửa SLS đưa một thế hệ phi hành gia mới lên Mặt Trăng (thế hệ Artemis) và quay trở lại Trái Đất một cách an toàn.

Leave A Reply

Your email address will not be published.