Cuộc tấn công của Hamas – và vai trò của Iran – sự vỡ mộng của Washington

Suzanne Maloney *

0 4,594

Vụ tấn công của Hamas gây chấn động Israel là chất kết tinh cho điểm khởi đầu và kết thúc cho Trung Đông. Những gì cho điểm khởi đầu, hầu như không thể đảo ngược, là chiến tranh sắp cận kề – cuộc chiến sẽ gây nên cảnh tắm máu, đắt đỏ, và thảm khốc đến nổi không ai có thể tiên liệu diễn tiến và kết cuộc của nó. Điểm kết thúc là, dành cho những ai quan tâm đến việc thừa nhận nó, việc Hoa Kỳ có thể thao túng một vùng từng đóng vai trò thiết yếu trong nghị trình an ninh quốc gia Mỹ trong nửa thế kỷ qua chỉ là ảo mộng hảo huyền.

Khó quy kết trách nhiệm cho nội các Biden khi cố thực thi sứ mệnh đó. 20 năm chống khủng bố, đi kèm với thất bại thảm hại trong đề án xây dựng quốc gia tại Afghanistan và Iraq, khiến xã hội và chính giới Mỹ phải hứng chịu một tổn thất kinh hoàng, đồng thời vắt kiệt ngân khố Mỹ. Kế thừa mớ hỗn độn do chính phủ Trump để lại do đường lối tiếp cận bất nhất áp cho khu vực, tổng thống Joe Biden đã nhận ra, việc Mỹ bao đồng vào Trung Đông đã làm chệnh hướng các thách thức cấp bách hơn trước một Trung Quốc thế lực đang lên cùng với cường quốc Nga tuy tàn tạ nhưng ngoan cố.

Nhà Trắng đã vạch ra một chiến lược sáng tạo, dồn mọi tâm huyết cho vai trò trung gian cán cân quyền lực mới tại Trung Đông, cho phép Washington giảm sự hiện diện và sự tập trung, đồng thời cũng bảo đảm Bắc Kinh sẽ không lắp vào chổ trống. Một sự đánh cược mang tính lịch sử nhằm bình thướng hóa quan hệ giữa Israel và Ả Rập Xê Út mang lại hứa hẹn hai đối tác quan trọng nhất trong khu vực của Washington sẽ liên minh chính thức chống lại kẻ thù chung là Iran, và mỏ neo Ả Rập Xê Út vượt qua khỏi quy đạo chiến lược của Trung Quốc.

Song song với nổ lực đó, chính quyền Biden cũng tìm cách giảm thang căng thẳng với Iran, đối thủ đáng ngại nhất của Mỹ tại Trung Đông. Đã từng cố gắng và thất bại trong vấn đề hồi sinh thỏa thuận hạt nhân 2015 với mạng lưới hạn chế và giám sát phức tạp đối với chương trình hạt nhân Iran. Washington bây giờ bám chặt vào kế hoạch B cho chương trình hành động và thông hiểu phi chính thức. Với hy vọng rằng, bằng việc trao các phần thưởng kinh tế khiêm tốn, Tehran có thể theo đuổi việc giảm phạm vi chương trình hạt nhân, đồng thời từ bỏ các hành động khiêu khích trong vùng. Giai đoạn một được triển khai vào tháng 9, đi kèm với thỏa thuận phóng thích năm người quốc tịch Mỹ bị giam giữ bất công tại Iran, đổi lại Tehran được quyền tiếp cận 6 tỷ đô tài sản bị đóng băng trước đó. Hai bên đang chuẩn bị cho các cuộc thảo luận sắp tới tại Oman, với bánh xe ngoại giao được bôi trơn qua sản lượng xuất khẩu dầu cao kỷ lục cho Iran, khả dĩ là nhờ Washington nhắm mắt làm ngơ thay vì siết chặt các trừng phạt của riêng mình.

Khi chính sách tham vọng được xúc tiến, việc này có nhiều điều cần nói, đặc biệt là, các lợi ích song hành thực thụ giữa giới lãnh đạo Israel và Ả Rập Xê Út đã thực sự tạo nên xung lực hữu hình hướng đến mối quan hệ hợp tác song phương công khai về các lĩnh vực an ninh lẫn kinh tế. Nếu thành công, một liên minh mới giữa hai tay chơi hàng đầu khu vực có thể tạo nên chuyển biến thực sự cho môi trường an ninh và kinh tế trong vùng Trung Đông nói chung.

SAI LẦM ĐẾN TỪ ĐÂU?

Bất hạnh thay, mộng vẫn chỉ là mộng. Hành động rút khỏi Trung Đông chóng vánh của Biden để lại một lổ hổng chí tử: nó hiểu sai động cơ của Iran, kẻ chuyên thọc gậy bánh xe. Các thông hiểu phi chính thức và giảm nhẹ các lệnh trừng phạt là đủ vỗ về Cộng hòa Hồi giáo Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nó, kẻ có một nhận thức sâu sắc và được thử thách qua thời gian rằng, để đạt được các lợi ích về chiến lược và kinh tế không có gì hay bằng cách khuấy động căng thẳng. Bộ sậu lãnh đạo Iran có động cơ tích cực khi cố chặn đứng đột phá quan hệ Israel-Ả Rập Saudi, đặc biệt thành công này sẽ mang lại sự mở rộng các bảo đảm an ninh của Mỹ cho Riyadh, đồng thời cho phép Ả Rập Saudi phát triển một chương trình năng lượng hạt nhân dân sự.

Đến thời điểm này, không ai dám khẳng định Iran có vai trò gì trong tấn bi kịch tại Israel hay không. Đầu tuần này, thời báo The Wall Street Journal tiết lộ Tehran có dính dáng trực tiếp trong kế hoạch tấn công, dẫn lời các thành viên cao cấp ẩn danh của Hamas và Hezbollah, nhóm quân sự Liban. Thông tin này chưa được các quan chức Israel lẫn Mỹ xác nhận, người đi xa nhất cho đến nay là Jon Finer, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông cho rằng Iran từng có “lịch sử đồng lõa rộng khắp”. Chí ít, chiến dịch “đã khoét sâu dấu ấn sự hậu thuẩn của Iran” như một bài báo của Washington Post chỉ ra, trích dẫn nhận định của các quan chức cựu lẫn đương chức của Israel và Mỹ. Và thậm chí cho dù Iran không trực tiếp giật tay, sự nhúng tay của nó là quá rõ. Iran đã tài trợ, huấn luyện lẫn trang bị cho Hamas các nhóm quân sự khác đồng thời đã phối hợp chặt chẽ về chiến lược cũng như các hoạt động – đặc biệt trong các thập kỷ qua. Không sao tưởng tượng được Hamas đã tiến hành vụ tấn công với tầm vóc và độ phức tạp như thế mà không được giới lãnh đạo Iran biết trước và thông qua. Và bây giờ các lãnh đạo cùng truyền thông Iran đang hân hoan khi chứng kiến thường dân Israel bị thảm sát và ôm ấp mộng tưởng, qua cuộc tấn công này Hamas sẽ khiến Israel bị diệt vong.

TEHRAN GIỮ VAI TRÒ GÌ?

Nhìn bề ngoài, quan điểm của Iran chứa đầy mâu thuẩn. Xét cho cùng, nội các Biden chủ trương khuyến khích kinh tế nhằm tăng cường hợp tác, theo lẽ thường sẽ thiếu khôn ngoan nếu Iran kích động sự bùng nổ giữa người Israel và Palestin – không nghi ngờ gì điều này sẽ làm tiêu tan bất kỳ khả năng nào làm tan băng quan hệ giữa Washington và Tehran. Tuy nhiên, kể từ cuộc cách mạng Iran năm 1979, Cộng hòa Hồi giáo Iran dùng chiến thuật leo thang căng thẳng như là công cụ lựa chọn chính sách. Khi chế độ gặp muôn trùng vây, sách giáo khoa cách mạng dạy, nên mở một cuộc phản công khiến đối phương kinh hồn khiếp vía, qua đó giành được một lợi thế về chiến thuật. Và cuộc chiến tại Gaza đã đạt được mục tiêu mà từ lâu giới lãnh đạo Cộng hòa Hồi giáo Iran cỗ súy, làm tê liệt đối thủ không đội trời chung của nó ở khu vực. Lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, không bao giờ chần chờ tỏ thái độ khinh miệt Israel và Mỹ. Ông và những thủ hạ thân tín thường rêu rao Mỹ là kẻ vô luân, tham lam, độc ác; họ rủa sả Israel thậm tệ, đồng thời hô hào hủy diệt nước này, mục tiêu nằm trong một phần chiến thắng tối hậu của thế giới Hồi giáo mà họ xem nguyên nhân do phương Tây suy đồi và một “thực thể chủ nghĩa phục quốc Do Thái” bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, qua cử chỉ nhún nhường và thái độ hòa giải của nội các Biden, Tehran ngửi mùi đối thủ hết hơi – Washington quyết tâm trút bỏ gánh nặng kỷ nguyên 11/9, thậm chí phải trả một giá đắt. Tình hình rối ren trong nước của cả Mỹ lẫn Israel cũng khiến giới lãnh đạo Iran càng thêm nung nấu quyết tâm – từ lâu đánh giá phương Tây thối rửa từ bên trong. Trên cơ sở đó, Tehran ưu tiên tăng cường quan hệ với Trung Quốc và Nga. Những mối liên kết này được lèo lái chủ yếu bởi chủ nghĩa cơ hội và cùng chung mối thâm thù với Washington. Tuy nhiên về phía Iran, còn có thêm yếu tố chính trị trong nước: khi thành phần ôn hòa hơn trong giới tinh hoa bị gạt ra lề, chế độ điều hướng chính sách kinh tế và ngoại giao sang phương Đông, cũng như giới trung gian quyền lực không còn xem phương Tây như là hình mẫu đáng khao khát hoặc thậm chi như một nguồn cơ hội kinh tế và ngoại giao quan trọng. Mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Trung Quốc, Iran và Nga đã khiến Iran càng thêm táo tợn, cuộc khủng hoảng tại Trung Đông sẽ khiến thủ đô Washington và Châu Âu phân tán tập trung, qua đó Moscow và Bắc Kinh ngư ông đắc lợi.

Sau chót, viễn cảnh của mối hòa hiếu công khai Israel-Ả Rập Saudi là nguyên nhân khiến Iran tăng tốc hành động, vì nó sẽ hướng cán cân trong vùng chắc chắn có lợi cho Washington. Trong bài diễn văn trước khi Hamas phát động tấn công, Khamenei cảnh báo rằng “quan điểm nhất quán của Cộng hòa Hồi giáo Iran là các chính phủ đang háo hức bình thường hóa quan hệ với chế độ chủ nghĩa phục quốc Do Thái sẽ trả giá đắt. Thất bại đang đợi chúng. Chúng đang mắc sai lầm”.

MỌI VIỆC SẼ ĐI ĐẾN ĐÂU?

Khi chiến lịch trên bộ của Israel tại Gaza được khởi động, khả năng cao cuộc xung đột không dừng lại ở đây; câu hỏi duy nhất đặt ra ở đây là sự mở rộng quy mô và tốc độ cuộc chiến. Và bây giờ, Israel hiện tập trung vào mối đe dọa tức thời và chưa dứt khoát mở rộng quy mô xung đột. Nhưng chọn lựa chưa chắc là của họ. Hezbollah, đồng minh hữu hảo của Iran, đã tham gia đọ súng tại biên giới phía bắc Israel, khiến ít nhất 4 tay súng của nhóm này bỏ mạng. Về phần Hezbollah, chiến dịch thành công gây sốc của Hamas có thể là động lực thôi thúc cho nhóm này mở rộng mặt trận thứ 2. Nhưng giới lãnh đạo Hezbollah đã thừa nhận họ dự đoán sai trong thiệt hại nhân mạng trong cuộc chiến với Isrel năm 2006 – nhóm này tuy vẫn còn nguyên vẹn nhưng năng lực tác chiến bị mài mòn nghiêm trọng. Lần này họ có lẽ thận trọng hơn. Tehran cũng có lợi ích trong việc duy trì toàn bộ lực lượng Hezbollah nhằm bảo đảm đủ quân chống trả một cuộc không kích tiềm tàng trong tương lai nhắm vào chương trình hạt nhân Iran.

Do đó, hiện nay, mặc dù mối đe dọa cho một cuộc chiến mở rộng vẫn hiện hữu, kết cục đó khó tranh khỏi. Chính phủ Iran khôn khéo tránh đối đầu trực diện với Israel và điều này phù hợp với mục đích của Tehran cũng như các lực lượng ủy nhiệm và thượng khách trong vùng của nó tại Moscow, châm ngòi lửa nhưng sợ lây lan. Công luận tại Israel có lẽ ủng hộ hành động bắn phá một số mục tiêu của Iran, như thể bắn đi một tín hiệu Tehran chính là kẻ giật dây Hamas, nhưng lực lượng an ninh quốc giờ đang bận túi bụi, còn một số quan chức cấp cao dường như tập trung vào cuộc chiến trước mắt. Khả năng cao nhất, khi cuộc xung đột lây lan, một số tài sản của Iran tại Syria sẽ là các mục tiêu Israel nhắm tới mà không là lãnh thổ Iran. Cho đến nay, Tehran đã hứng các vụ tấn công như vậy tại Syria mà không cảm thấy cần trả đũa trực diện.

Khi thị trường dầu mỏ phản ứng với sự trở lại của phần bù rủi ro Trung Đông, Tehran có thể hăng hái nối lại các cuộc tấn công và quấy nhiễu các tàu chở hàng tại vùng Vịnh Ba Tư. Đại tướng Mỹ C.Q.Brown, tân Tham mưu trưởng Lực lượng Liên quân, đã đúng khi cảnh báo Tehran đứng ngoài lề và “không can dự trực tiếp”. Nhưng không may, phát biểu cẩn trọng này cho thấy một sự hiểu sai, rằng Iran đã từng can dự rất sâu, rất chặt chẽ.

Về phần chính quyền Biden, đã quá lâu rồi không thể rũ bỏ tư duy đã định hình chính sách ngoại giao trước đây với Iran: một niềm tin Cộng hòa Hồi giáo Iran có thể bị thuyết phục dẫn đến chấp thuận các thỏa hiệp thực dụng nhằm phục vụ các lợi ích cho đất nước họ. Ngày xửa ngày xưa, chuyên này có thể đáng tin. Nhưng chế độ Iran cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ: một thái độ quyết tâm đảo ngược trật tự khu vực bằng mọi giá. Washington nên thôi mơ mộng hảo huyền một hiệp ước hưu chiến với giới quả đầu chính trị thần quyền Iran.

Trong mỗi thách thức địa chính trị khác, chủ trương của Biden khác biệt đáng kể với cách tiếp cận thời kỷ nguyên Obama. Chính sách Mỹ duy nhất áp cho Iran vẫn bị sa lầy trong các giả định lỗi thời từ thập kỷ trước. Trong môi trường quốc tế đương đại, việc Mỹ xúc tiến ngoại giao với giới lãnh đạo Iran tại các thủ đô Vùng Vịnh sẽ không tạo nên sự kìm chế lâu dài ở phía Tehran. Washington cần triển khai chủ nghĩa thực dụng cứng rắn mà Mỹ đang chính thức áp dụng chính sách với Nga và Trung Quốc: xây dựng liên minh đồng tâm hiệp lực nhằm gia tăng sức ép và làm tê liệt mạng lưới khủng bố liên quốc gia của Iran; khôi phục các lệnh trừng phạt có ý nghĩa đối với nền kinh tế Iran; và chuyển đổi rõ rệt – thông qua ngoại giao, gây sức ép quân sự toàn diện, và các hành động nhằm phủ đầu hoặc đáp trả các hành vi khiêu khích của Iran – rằng Hoa Kỳ sẵn sàng ngăn chặn hành vi hung hăng trong vùng và tiến bộ hạt nhân của Iran. Trung Đông xem chủ trương này như là nghị trình hàng đầu qua mỗi đời tổng thống; hậu quả của cuộc tấn công chết chóc này, Nhà Trắng cần phải thích nghi trước tình hình mới.

Theo Nghiên Cứu Lịch Sử

Nguồn bài:

https://www.foreignaffairs.com/middle-east/israel-hamas-end-americas-exit-strategy-suzanne-maloney

——

  • Suzanne Maloney hiện là Phó chủ tịch Viện Brookings kiêm Giám đốc chương trình Chính sách Đối ngoại của cơ quan này.

Leave A Reply

Your email address will not be published.