Tàn tích Nhà thờ cổ H’Bâu dưới chân núi Chư Đăng Ya

TVN

0 458

Qua hơn một trăm năm, ngôi nhà thờ cổ H’Bâu nay chỉ còn lại tàn tích tháp chuông rêu phong giữa màu xanh của cây lá, khiến ta không khỏi nghĩ đến thuở đầu huy hoàng, khi tiếng chuông đầu tiên từ thánh đường này ngân vọng, dội vào vách đá trong thâm sâu đại ngàn.

Nhà thờ cổ H’Bâu được xây dựng vào năm 1909, phía trước nhà thờ còn ghi dòng chữ Hán: Kỷ Dậu niên (năm Kỷ Dậu). Xưa, muốn vào được nơi đây phải vượt qua hai dãy núi Chư Jôr và Chư Nâm hiểm trở cùng bao mối đe dọa trong lòng rừng già.

Nằm cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 30km, nhà thờ cổ H’Bâu thuộc địa phận làng Xõa (huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai).
Nằm cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 30km, nhà thờ cổ H’Bâu thuộc địa phận làng Xõa (huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai).
Nhà thờ cổ H'Bâu mang nét đẹp đặc trưng. Đây còn là điểm đến tâm linh của bà con giáo dân địa phương.
Tàn tích này vẫn còn mang nét đẹp đặc trưng và là  điểm đến tâm linh của bà con giáo dân địa phương.
Theo người dân địa phương, chứng tích công giáo cổ này được xây dựng từ năm 1909. Hiện ở phía mặt trước của nhà thờ vẫn còn dòng chữ Hán Kỷ Dậu Niên ghi lại năm nhà thờ này được xây dựng. Được biết, để xây dựng nên giáo đường này, các giáo dân trong vùng đã tự tay phát hoang khu vực này và phải cõng bộ gạch đoạn đường dài lên núi.
Theo người dân địa phương, chứng tích công giáo cổ này được xây dựng từ năm 1909. Hiện ở phía mặt trước của nhà thờ vẫn còn dòng chữ Hán Kỷ Dậu Niên ghi lại năm nhà thờ này được xây dựng. Được biết, để xây dựng nên giáo đường này, các giáo dân trong vùng đã tự tay phát hoang khu vực này và phải cõng bộ gạch đoạn đường dài lên núi.
Trải qua hơn 100 năm lịch sử, chứng kiến bao biến thiên, đổi thay của dòng chảy thời gian, sự tàn phá của chiến tranh, mưa nắng, nhà thờ H’Bâu ngày nay không còn nguyên vẹn. Nhà thờ hiện tại chỉ còn một phần của tháp chuông và khu vực mặt trước.
Trải qua hơn 100 năm lịch sử, chứng kiến bao biến thiên, đổi thay của dòng chảy thời gian, sự tàn phá của chiến tranh, mưa nắng, nhà thờ H’Bâu ngày nay không còn nguyên vẹn. Nhà thờ hiện tại chỉ còn một phần của tháp chuông và khu vực mặt trước.
Kiến trúc của giáo đường là sự kết hợp rất độc đáo của kiến trúc Gothic đặc trưng của các nhà thờ công giáo và kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên.
Kiến trúc của giáo đường là sự kết hợp rất độc đáo của kiến trúc Gothic đặc trưng của các nhà thờ công giáo và kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên.
Dù đã có nhà thờ mới trong làng song rất đông đồng bào J'rai quanh đây vẫn hay về thánh đường cũ - nhà thờ H'Bâu để dâng hoa và cầu nguyện hàng ngày.
Dù đã có nhà thờ mới trong làng song rất đông đồng bào J’rai quanh đây vẫn hay về thánh đường cũ – nhà thờ H’Bâu để dâng hoa và cầu nguyện hàng ngày.
Trước đây, người dân muốn đến được nhà thờ cổ cần đi qua hai ngọn núi là Chư Jor và Chư Nâm song hiện tại việc di chuyển đã trở nên dễ dàng hơn. Từ đỉnh núi Chư Đăng Ya, chỉ cần di chuyển khoảng 3km xuống chân núi qua con đường đầy hoa vàng rực và cánh đồng Ngô Sơn, vào sâu trong làng Xõa là sẽ bắt gặp giáo đường H'Bâu.
 Tuy Nhà thờ đã cũ kỹ nhưng vẫn không mang lại cảm giác hoang vu, buồn bã. Vì xung quanh Nhà thờ được điểm tô bằng những vườn hoa do người dân trồng…

Chư Đăng Ya (một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm trước) thuộc vùng Tây Nguyên hùng vĩ, theo tiếng địa phương Chư Đăng Ya có nghĩa là “Củ gừng dại”.

Leave A Reply

Your email address will not be published.