Tỉnh thành xưa ở Việt Nam: Cảnh đẹp Bắc Kỳ
Arnaud Barthouet & Claude Bourrin
Cảnh đẹp Bắc Kỳ
Tác giả Arnaud Barthoue
Trong một lần nói đùa, có người nào đó kêu lên: “Cảnh đẹp Bắc Kỳ à? Làm gì có! Cứ đều đều, nói đúng ra là đơn điệu. Chỉ có bốn cảnh: “đồng bằng, miền biển, trung du, thượng du; những cảnh như vậy đầy trong các ảnh…”.
Chúng tôi không chê bai các ảnh đó và chúng tôi không hề xem chúng là những thứ bỏ đi. Trong cỗ máy của cuộc đời thường nhật này, cảnh đẹp có khắp nơi và có lẽ chỉ những người nói liều hay tinh quái là những người khăng khăng cho rằng bản thân cảnh không chứa cái đẹp.
Cảnh đẹp có ở khắp nơi, khắp lúc. Trong những cảnh đẹp của Bắc Kỳ, trước tiên phải kể tới Hà Nội, thủ đô của toàn xứ Đông Dương. Hà Nội, đô thị kiến trúc tinh tế, cư dân chọn lọc, sức sống thanh xuân mạnh mẽ ngập tinh thần thể thao trong các trường. Nhà thờ, đền chùa, nhà bảo tàng, câu lạc bộ, các phố buôn bán, thợ thuyền và thợ thủ công, hàng trăm nghìn người hiếu kỳ lang thang qua các phố trong những ngày lễ lớn. Nét yêu kiều của những chiếc hồ, các ốc đảo xanh tươi – các công viên, những bồn cây, vườn cây ăn quả, các vùng ven đô, những mùa thu dịu hồn, những mùa đông xiết bao dịu dàng… Chúng tôi sẽ không nói thêm gì nữa về Hà Nội, người ta không thể tàn nhẫn đến nỗi vặt hết cỏ ở các thảm cỏ hay hoa ở các vườn cây.
Tiếp đến, cảnh đẹp Bắc Kỳ nằm trong thiên nhiên, trong các cánh đồng, cánh rừng mà chúng tôi hân hạnh được nêu ra ở đây một số hình ảnh và một số nét. Những cảnh đẹp đó rất đáng xem trước khi đánh giá dứt khoát hay phát biểu nhận xét. Này đây:
Biển lúa ở vùng châu thổ thật đẹp khi các hạt lúa nặng trĩu hứa hẹn một vụ thu hoạch tốt cho những người nông dân cần cù đang vội vã trong những ốc đảo xanh của vựa lúa Bắc Kỳ. Vịnh Hạ Long, quần đảo tuyệt vời và vui tươi của bờ biển Đông Dương.
Những đồi núi của miền trung du, các tầng cây vui tươi, những con suối trong cuộn nước đôi khi làm tung bọt.
Mùa xuân thần tiên ở vùng núi biên giới Trung Quốc – Bắc Kỳ với bạt ngàn hoa của những cánh rừng đào và mận, của phong lan, huệ; sự tương phản tinh tế giữa mầu xanh đậm của các loài cây nhiệt đới với mầu xanh của cây xuân thay lá. Mùa thu ở thượng du với bầu trời trong xanh, với những thời khắc bình minh và hoàng hôn, như một phép mầu, làm tôn giá trị những đường viền đa dạng của các chỏm núi.
Các phiên chợ thượng du ở mạn Tuyên Quang, Bắc-kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn với mầu sắc đa dạng của các bộ lạc miền núi: Thái, Mán, Mèo, Lô Lô.
Những cánh rừng ở khu vực Kép-Lang-Met-Thanh-Moi, dưới chân dẫy Cai Kinh, nguyên sơ tuyệt vời. Chúng tôi có thể kể những khu rừng khác nữa, nhưng thôi.
Những rừng hạt dẻ của xứ Cao Bằng còn phong phú hơn rừng thông bá hương ở Liban. Và vẫn tại Cao Bằng, cạnh thác Bản Giốc, một Niagara của chúng ta, trong một con sông chảy từ dẫy núi Quay-son-chau (núi quý) ở Trung Quốc sang có một giống cá có hương thơm. Dĩ nhiên là sẽ có những người nói rằng họ không nhận ra hương thơm này ta nên trả lời họ rằng phải có một sự cảm nhận nào đó và không phải ai cũng có được cảm nhận đó ngay một lúc.
Những cây hồ đào ở Đồng Văn, điểm cực Bắc của Bắc Kỳ. Ở đây phải đi ngựa và khi ta từ phía Đông tiến vào hay khi gặp cánh đồng thuốc phiện của người Mèo, ta sẽ gặp một gam mầu phong phú bất tận và mê hoặc với những mầu sắc dịu dàng mờ mờ uốn lượn theo sự mơn trớn cua gió xuân. Trên con đường đó, ta phải leo qua một cái đèo gọi là đèo Ma-pi-leang (đèo yên con ngựa có mũi đẹp, nghĩa của từ đủ nói giá trị của đèo). Phía trên đèo khoảng vài trăm mét, trong một khu bằng phẳng như thềm nhà có một loại cải soong chỉ có ở vùng ôn đới. Bạn ơi, nếu tới được đây, bạn hãy xuống ngay ngựa, bỏ hết những thứ trong túi bên hông ngựa ra, hái cho đầy túi vì đi xa hơn sẽ không có nữa và chuyện được ăn món sa lát cải soong đó do tự tay mình hái bên đường ở vùng nhiệt đới cũng là một chuyện đáng nói.
Tại biên giới Trung Quốc – Bắc Kỳ, các lô cốt và các chòi canh nổi trên nền trời như những tổ chim ưng là những đồn người xưa dựng lên để theo dõi những vùng đất xung quanh và đánh thuế các băng từ Trung Quốc sang. Việc bình định xong hàn Bắc Kỳ, xứ quan trọng nhất của Liên bang Đông Dương, xuất phát từ vùng này. Chúng ta đang ở một thời kỳ khác và các lô cốt, mãi mãi là một phần của sự trang trí, giờ đây là những chứng vật; những viên đá của chúng có tiếng nói mạnh mẽ hơn những diễn văn, thậm chí hơn cả những bài viết.
Sẽ là vô ích nếu nói nhiều hơn nữa; chúng tôi chỉ lướt qua vì đề tài không bao giờ cạn; đó là tặng vật của mùa xuân bất tận. Cầm một đầu của sợi dây ba sợi sự nhạy cảm, sự yêu thích mầu sắc, sự nồng thắm – buộc chúng ta với cảnh đẹp của Bắc Kỳ, ta có thể kéo dài nó ra mãi mãi vì đó là một sợi dây mềm mại hơn lụa và dẻo hơn vàng. Không thể tìm thấy sợi dây này trong các cửa hàng hay tại nhà các thương nhản vì chính chúng ta là những người làm ra nó và kéo nó.
Thực tế, chúng ta không biết hết sự giầu có của chúng ta, một sự giầu có rõ ràng minh bạch mà không phải chịu một khoản thuế nào. Các bạn đọc các bạn hãy tin tôi. Có đầy rẫy cảnh đẹp ở Bắc Kỳ. Ta có thể thưởng thức nó với niềm hân hoan chẳng cần phải đi đâu xa, chỉ cần mở mắt nhìn.
Hà Nội 1911
Tác giả Claude Bourrin
Claude Bourrin tới Đông Dương năm 1898 làm công chức ngành quan thuế nhưng rất ham mê các hoạt động văn học và kịch nghệ. Ông ở Đông Dương khá lâu, nhất là ở Bắc Kỳ, và đi lại nhiều nên đã viết các cuốn Xứ Bắc Kỳ Xưa (Le Vieux Tonkin), Người và việc ở Đông Dương (Choses & Gens en Indochine), Pháp Á (France d’ Asie), Môlie và người An Nam (Molière ét Les Annammites).
Cuốn Người và việc ở Đông Dương gồm 3 tập: tập I (1898 – 1908), tập II (1908 – 1916), tập III (1917- 1927).
Đoạn dưới đây trích dịch từ cuốn Choses & Gens en Indochine (1908-1916) do nhà xuất bản IDEO ở Hà Nội in năm 1941.
… Nhân dịp Van Der Born, phi công người Hà Lan, vừa thực hiện thành công một số cuộc bay biểu diễn ở Sài gòn và Băng Cốc, tháng hai năm 1911, Besse, Chủ tịch hiệp hội Thuyền Buồm mở cuộc lạc quyên để tổ chức một tuần lễ hàng không ở Hà Nội. Bắc Kỳ phải mời cho được Van ghé qua biểu diễn trước khi anh đi Hồng Công. Trước đây đã có một số phi công đàm phán với Bắc Kỳ nhưng họ đòi ít nhất từ 30.000 tới 40.000 quan trong khi Van bằng lòng với cái giá từ 15.000 tới 20.000. Ý đồ của Besse không thành nhưng lại được thực hiện dưới hình thức khác. Số là khi đó một Uỷ ban do Trú sứ Trung Bắc Kỳ là Henn de Monpezat làm chủ tịch quyết định mua một chiếc máy bay cho Liên đoàn Hàng không. Uỷ ban gồm toàn người Pháp trong đó có dược sĩ, trưởng phòng vô tuyến điện báo, quản trị khách sạn Métropole, một kỹ sư, một ông cò phụ mãi tận cuối năm 1912 chuyến bay đầu tiên mới được thực hiện trên bầu trời sân đua ngựa ở Hải Phòng mà lại do một người Nga tên là Cuminski lái. Người Pháp tự an ủi cho rằng người Nga là bạn và đồng minh của mình; hơn nữa động cơ máy bay là động cơ Blériot của Pháp. Mỗi lần bay kéo dài khoảng 10 phút. Vài ngày sau đó, buổi biểu diễn bay được thực hiện ở Hà Nội trước một cử tọa đông đảo và nồng nhiệt. Chỉ có người Trung Quốc không có mặt vì nhận được lệnh tẩy chay. Nguyên nhân tẩy chay là quốc tịch của phi công.
Mãi năm sau, chuyến bay trên bầu trời Bắc Kỳ mới do phi công Pháp thực hiện. Phi công này tên là Marc Pourpe. Ngày 13 tháng 6 năm 1913, Marc Pourpe tụ hội bạn bè ở Hải Phòng. Ngày hôm sau, anh bay đi Hà Nội và hạ cánh thành công. Ngày 16 anh bay đi Lạng Sơn nhưng bị chói nắng khi hạ cánh nên phải quay lại Kép và hạ cánh trên một thửa ruộng ở Seno(?) không có hư hại gì. Vài ngày sau đó, anh lại bay đi Lạng Sơn và hạ cánh an toàn vì đã tính toán để quay lưng lại phía mặt trời khi hạ cánh.
Cũng trên bầu trời Đông Dương, bạn của Marc là Verminck đã không được may mắn: anh bị chết trong lần bay biểu diễn ở Nam Kỳ. Có lẽ đây là phi công đầu tiên chết trên bầu trời Đông Dương. Song song với hoạt động hàng không là hoạt động sân khấu. Tháng hai năm 1911, Besse mở lạc quyên thì ngày 1 tháng tư, nhóm kịch nghiệp dư của người Pháp, trong đó có Claude Bourrin, tổ chức vở Ami Fritz của Erckmann-chatrian để lấy tiền giúp Liên trách hộ tịch một thời là phi công, một nhà thầu khoán và một số nhà buôn, tất nhiên có Besse. Sau khi có máy bay, người ta triệu một phi công Pháp sang để chuyến bay đầu tiên được thực hiện bởi phi công Pháp, chứng tỏ nước Pháp đã có một bước đáng kể trên thế giới về mặt hàng không. Cuối cùng thì đoàn Hàng không Hà Nội. Buổi diễn được thực hiện ở rạp Philharnonique vì lúc đó Nhà hát lớn Hà Nội đang được hoàn thành.
Từ nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện việc xây dựng một nhà hát thành phố xứng đáng với thủ đô hành chính của Đông Dương hơn cái phòng diễn cổ lỗ ở phố Takou (Hàng Cót – ND). Mặc dù chưa hoàn thành đầy đủ do thiếu kinh phí, cuối cùng thì tòa nhà cũng dùng được. Tuy việc sơn quét các phòng, hành lang và nhiều thứ khác không bao giờ được thực hiện nhưng như thế là mừng rồi. Tòa nhà có vóc dáng to lớn với những nét thô xấu của lâu đài Garnier (có lẽ là nguyên mẫu của là Nhà Hát lớn Hà Nội – ND) và khách dạo chơi trên đường Paul Bert (tức Tràng Tiền) tự hỏi khi nào khai trương nhà hát mới. Nhóm kịch Philharmonique có tham vọng gắn tên tuổi của họ vào ngày lễ khánh thành. Nhóm quyết định diễn vở hài kịch Chuyến đi của ông Perrichon (Le voyage de M.Perrichon) trong ngày khánh thành Nhà hát lớn với mục đích lấy tiền ủng hộ trẻ em lai lang thang. Thành phố trao cho nhóm kịch một sân khấu trống trơn, không màn kéo, không thiết bị trang trí. Một diễn viên là thú y sĩ sửa chữa những khiếm khuyết đó bằng một sự năng động ghê gớm: ông đã làm màn kéo và vẽ trên đó cảnh Hồ Gươm có Tháp Rùa. Chiếc màn kéo này được cách tân vào năm 1927 và mãi tới tận năm 1932 mới được thay thế bằng chiếc màn nhung kiểu Ý.
Ngày 9-12-1911, Nhà Hát thành phố Hà Nội được khánh thành với vở hài kịch Chuyến đi của ông Perrichon.
Nguồn Văn Chương Việt