Cách Liên Xô đối xử với thương binh tàn tật sau đại chiến thế giới lần thứ hai

TVN

0 568

Khoảng nửa triệu binh sĩ và sĩ quan của Liên Xô đã mất tứ chi trên các chiến trường trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (WW2) năm 1941-1945. Họ quay trở lại cuộc sống dân sự, nơi họ thấy mình vô dụng với bất kỳ ai và không thể tìm được việc làm. Họ đi lang thang và ăn xin trên khắp các đường phố, rạp hát và chợ để kiếm sống qua ngày.

Joseph Stalin đã ra lệnh đưa đám người khiếm khuyết này ra biến tầm mắt để ngăn cảnh quang thành phố của Liên Xô bị hủy hoại. Từ Leningrad và các thành phố lớn khác, những người cựu binh tàn tật đã bị bắt cóc, vứt lên xe tải và chở đến bờ Hồ Ladoga, gần biên giới với Phần Lan, và từ đó đi thuyền đến đảo Valaam.

Nhà Thương binh và Lao động được lập nên trong các tòa nhà của tu viện cũ, vào năm 1948. Các cựu chiến binh cụt tay chân sống trong điều kiện cách ly khắc nghiệt như những tên tội phạm tồi tệ nhất, vì họ bị tàn tật và đã không chiến tử trong các trận chiến với kẻ thù.

Những người bị mất tất cả các chi của họ được đặt biệt danh một cách hoài nghi là “samova” (vì không có chân và tay, một người trông giống như samovar – ấm đựng thức ăn của Nga). Những người Samova nói riêng đã rất là cực khổ. Họ liên tục được quấn như trẻ sơ sinh, tự tiểu tiện và đại tiện.

Vào mùa hè, họ được đưa ra ngoài trời và đặt trên bãi cỏ cạnh sông hoặc hồ, vì vậy nước tiểu và phân của chúng nhỏ giọt vào dòng nước. Một số sẽ lăn xuống và cố gắng tự sát bằng cách chết đuối. Các y tá đã thương hại họ, cho họ thành lập các Samovar Hợp xướng đội để mang lại cho họ ý nghĩa cuộc sống.

Trong vài năm đầu tiên, không có điện hoặc hệ thống sưởi trong các tòa nhà, hoặc bệnh xá để giải quyết vấn đề đó. Hàng ngàn người chết vì lạnh và các bệnh không được điều trị.

Trong thời kỳ đó, các cơ sở tương tự khác mọc lên trên khắp Liên bang Xô Viết, tất cả đều nằm ở những nơi xa xôi, lạnh giá và khuất tầm nhìn của người khác, thường là ở các tu viện bỏ hoang: Kirillo-Belozersky, Alexander-Svirsky, Goritsky. Những nơi đó khoảng 10 vạn đến 20 vạn cựu chiến binh tàn tật.

Những người mẹ, người vợ, người chị tìm kiếm những người thân tàn tật bị nhà nước bắt cóc. Nhiều phụ nữ trong thời kỳ hậu chiến đã viết thư hỏi thăm nhà cho người tàn tật, hoặc thậm chí đến thăm, nhưng hiếm khi được đáp lại.

Một số người tàn tật cố tình không chịu ra gặp người thân, thậm chí giấu tên thật: không muốn cho người thân thấy sự xấu xí, bất lực của mình.

Kết quả là những người này thấy mình bị xóa khỏi ký ức lịch sử tập thể. Rất ít những người với không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ nhà nước cố gắng tìm cho ra sự thật về những người đã vứt bỏ tàn tích cuộc sống của họ trong các trường nội trú đặc biệt dành cho các cựu chiến binh. Một trong số họ là nhà sử học-gia phả học người Mạc Tư Khoa, Vitaly Semyonov.

Vladimir Putin, người thường xuyên đến Valaam được cho là để cầu nguyện, chưa một lần đề cập đến các cựu chiến binh tàn tật, những người bị buộc phải sống và chết trong điều kiện vô nhân đạo trên quần đảo.

Tác giả: Nguyễn Trần Khánh Duy – Quora.
Nguồn: Trang facebook Lịch sử hiện đại: chiến tranh và cách mạng.

Leave A Reply

Your email address will not be published.