Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the better-studio domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/fc7mp1puxgcz/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Mao Trạch Đông Cuộc Đời Chính Trị Và Tình Dục: Quái thai kinh tế, nhà máy luyện kim… sau hè – TriViet News

Mao Trạch Đông Cuộc Đời Chính Trị Và Tình Dục: Quái thai kinh tế, nhà máy luyện kim… sau hè

TVN

0 469

Ngày 10 tháng 9 năm 1958, Mao Trạch Ðông thực hiện chuyến thăm dân một lần nữa để tận mắt chứng kiến những đổi thay trong cả nước. Trước hết Mao và đoàn tùy tùng đáp máy bay đi Vũ Hán. Hai trong số những người thán phục Mao nhất là Trương Trị Trung và Tân Ðế Thánh đến yết kiến Mao. Trương Trị Trung trước đây là đảng viên Quốc Dân Ðảng đào ngũ theo Mao. Y chào Mao bằng một câu nịnh bợ thật trơ tráo “Ðiều kiện đất nước ta thật tuyệt vời, phù hợp hoàn toàn với câu thiên thời, địa lợi và nhân hòa”. Tân Ðế Thánh cũng không quên nịnh bợ Mao bằng nhiều câu tương tự, y còn thỉnh mời Mao thăm viếng Tỉnh An Huy. Mao đồng ý.

Chúng tôi đi An Huy bằng thuyền dọc sông Trường Giang đến thành phố An Kinh, ngay sát ranh giới tỉnh Anh Huy rồi chuyển sang xe đi Hợp Phố, thủ phủ tỉnh Anh Huy. Tại đây chúng tôi cũng chứng kiến một “kỳ diệu mới” là những “nhà máy luyện kim sau hè”. Mỗi “nhà máy luyện kim sau hè” gồm một lò đúc bằng gạch cao chừng 4 hay 5 mét. Lửa đang phun ngùn ngụt và bên trong lò đúc đó không phải là hợp kim thép hay sắt được khai từ mỏ địa chất mà toàn là nồi niêu xoong chảo từ nhà bếp của dân chúng và các dụng cụ nhà cửa khác !!. Khi chúng chúng tôi đến thì những vật dụng nầy đang được đốt và đang cháy xì xèo. Tân Ðế Thánh chỉ chúng tôi xem và gọi những thứ nầy là thép !!. Thú thiệt mãi cho tới nay, tôi vẫn chưa hiểu nỗi sáng kiến “nhà luyện kim sau hè” nầy phát xuất từ đâu. Nhưng lý luận thì rất dể hiểu: tại sao phải tốn kém nhiều tiền của để khai thác thép và xây những nhà máy hiện đại trong khi có thể sản xuất dụng cụ bằng những phương pháp ít tốn kém như thế nầy. Kiến thức khoa học trẻ con nầy dù sao đã dẩn đến sự hình thành của các quái thai kinh tế: “nhà máy luyện kim sau hè” vậy.

Tôi hết sức ngạc nhiên. Lò đúc nầy đang đốt cháy những đồ dùng trong nhà thành những quặng mà họ gọi là thép. Ðốt chảy một con dao chỉ để chế một con dao khác. Tôi không biết phẩm chất của chúng có đủ tốt hay không nhưng cảm thấy thật không thích hợp chút nào nếu chỉ đốt chảy dao để làm dao, đốt chảy sắt thành sắt. Những lò đúc kiểu đó nhan nhản ở An Huy.

Cuối chuyến viếng thăm Anh Huy, Trương Trị Trung đề nghị Mao nên ngồi xe mui trần đi qua các đường phố để nhân dân có dịp chiêm ngưỡng dung nhan của vị lãnh tụ kính yêu. Tài nịnh bợ khéo léo của họ Trương đã thuyết phục được Mao. Năm 1949, Mao tiến vào Bắc Kinh cũng trên chiếc xe nhỏ mui trần giữa tiếng hoan hô vang dội của hành triệu nhân dân Trung Quốc đứng dọc hai bên đường. Một lần nữa vào năm 1956, trong một chuyến viếng thăm Nam Dương, Tổng Thống Sukardo đã mời Mao ngồi trên một xe mui trần. Hôm ấy là lần thứ 3 Mao đã ngồi trên xe mui trần đi ngang qua đường phố Hợp Phố. Ba trăm ngàn người đứng dọc hai bên đường để chiêm ngưỡng dung nhan của lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Ðông. Cả rừng người cùng cất tiếng hoan hô vang dội “Mao Chủ Tịch muôn năm”, “Công Xã Nhân Dân muôn năm”, “Bước Tiến Nhảy Vọt Muôn Năm”. Ðám đông nầy cũng đã được cục an ninh tỉnh Anh Huy chọn lựa cẩn thận.

Mao bắt đầu thuyết giảng về việc thiết lập hệ thống cung cấp thực phẩm tự do trong các Công Xã Nhân Dân ở khu vực thôn quê. Trong những Công Xã nầy, người dân có toàn quyền ăn những món gì họ muốn mà không cần phải trả tiền. Mao cũng thuyết về việc chấm dứt phương pháp trả lương cho công nhân và nông dân. Những nhu cầu căn bản sẽ do nhà nước cung cấp, người dân chỉ cần một số phụ cấp nhỏ để trang trải cho các chi phí đột xuất.

Vào hôm 15 tháng 9, Trương Xuân Kiều, giám đốc cơ quan tuyên truyền Ðảng Bộ Thượng Hải viết một bài báo cổ vỏ cho phương pháp cung cấp thực phẩm tự do. Mao rất thích bài báo và cho vời họ Trương đến gặp Mao trên xe lửa. Ðây là lần đầu tiên tôi gặp họ Trương, con người đã trở nên một lãnh tụ hàng đầu trong Cách Mạng Văn Hóa và sau đó là một phần tử trong “Bọn Bốn Người”. Ngay từ lần đầu mới gặp tôi đã không ưa họ Trương vì bản tính lạnh lùng, thiếu thân thiện của y. Không ai trong bộ tham mưu của Mao muốn hệ thống cung cấp tự do nầy sống lại. Dương Tử Long là một ví dụ. Họ Dương thích đời sống xa xỉ và lương cao. Ðặt quyền đặc lợi đã cho phép hắn đạt đến tất cả những gì hắn muốn nhưng hắn vẫn thích được trả lương. Họ Dương cũng biết tôi không đồng ý với phương pháp cung cấp thực phẩm tự do nên khuyến khích tôi để đệ trình ý kiến lên Mao. Nếu được thì y có lợi nhưng nếu không được thì tôi sẽ bị phê bình là phần tử lạc hậu chứ không ảnh hưởng gì đến tương lai chính trị của y.

Mao thì vẫn còn do dự. Khi thấy tôi bước vào, Mao ngẩng đầu hỏi “có tin tức gì không ?”. Tôi đáp “Chúng tôi đang thảo luận với nhau về hệ thống cung cấp tự do”, Mao lại hỏi “Có sáng kiến gì không ?”. Tôi giải thích những khó khăn tôi phải đương đầu trong trường hợp không có lương mà có quá nhiều người trong gia đình cần được săn sóc. Mao còn nghĩ đến việc thiết lập các công xã nhân dân ngay cả trong thành phố.

Mao đồng ý đây là vấn đề quan trong “trước khi quyết định dĩ nhiên chúng ta tính toán cẩn thận số lượng lao động hiện đang có và khả năng của Công Xã để cung cấp cho những thành phần không sản xuất. Nếu có quá nhiều người già và quá trẻ thì quả thật là có vấn đề”. Sau khi tôi ra khỏi phòng, thái độ hăng hái của Mao về hệ thống cung cấp tự do đã giảm đi nhiều. Mặc dù Mao vẫn cảm thấy phấn khởi về những đổi thay nhanh chóng trong sản xuất, y vẫn chú để tâm nhiều đến những ý kiến khác trong việc đánh giá kết quả của các chính sách mà Mao đề ra. Tôi nghĩ chính bản thân Mao cũng có một mức độ hoài nghi nào đó về thành quả của các “lò luyện kim sau hè” đã đem lại rằng liệu là các lò sản xuất sắt thép lẻ tẻ đó có thể giúp cho sản lượng sắt thép Trung Quốc qua mặt Anh trong mười lăm năm hay không ?. Ðiều Mao muốn biết là tại sao tại các nước tây phương, họ phải xây dựng các nhà máy luyện kim khổng lồ, trong khi ngay cả mấy cái lò đúc bằng đất ở Trung Quốc cũng có thể sản xuất ra sắt thép, chẳng lẽ bọn nước ngoài ngu đến thế hay sao ?.

Ngoài ra, một nhân vật khác là Ðiền Gia Anh cũng có những quan điểm lo ngại về phương pháp cung cấp tự do mà Trương Xuân Kiều viết trong bài báo của y. Ðiền Gia Anh tố cáo Trương Xuân Kiều viết báo một cách vô trách nhiệm, nhằm mục đích duy nhất là làm vừa lòng Mao Trạch Ðông. Họ Ðiền biện luận rằng “chúng ta không thể loại bỏ các nhu cầu căn bản về dinh dưỡng và ăn mặc của quần chúng lao động, thật là sai lầm khi nghĩ rằng chúng ta có thể tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản kéo lê lết các tầng lớp lao động trần truồng và đói rách theo sau”. Họ Ðiền phàn nàn “Trong quá khứ, Ðảng ta luôn chủ trương tìm sự thật qua các sự kiện, bây giờ thì việc đó không còn nữa. Mọi người đang lừa dối, khoác lác và mất cả ý niệm thế nào là xấu hổ”. Ðiền Gia Anh cũng nhắc lại câu chuyện vua nhà Chu ngày xưa đi tìm một cô gái có thân hình mảnh khảnh thay vì đẩy đà thì cả mấy ngàn cung nữ lo nhịn ăn để cho ốm bớt. Ngụ ý của họ Ðiền ví Mao như Chu Hoàng Ðế và đám cán bộ đảng là cung nữ, họ chỉ biết làm mọi cách để thỏa mãn ước muốn của Mao mà không cần biết điều Mao muốn là đúng hay sai. Ðám cán bộ cao cấp vừa muốn nịnh bợ Mao vừa lo sợ cho tương lai chính trị của chúng nên chỉ biết chuyển áp lực lên đầu lên cỗ nhân dân.

Các nhà tâm lý học quần chúng có thể có một lời giải thích về những sai lầm trong chính sách kinh tế của Mao vào cuối năm 1958. Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn về tâm lý do Mao nuôi dưỡng và chính bản thân Mao cũng trở thành nạn nhân của chính sách kinh tế của ông ta. Khi chúng tôi trở lại Bắc Kinh để tham dự ngày lễ Tháng Mười, tôi nhận thấy chính Mao cũng tin vào khẩu hiệu “Bước Tiến Nhảy Vọt”, bằng chứng là Mao ra lịnh thiết lập “lò luyện thép” ngay cả tại trung tâm quyền lực Trung Nam Hải. Vào ban đêm cả khu dinh thự trung ương gần như ngập chìm trong biển lửa phát ra từ cái lò đúc bằng đất mà Mao gọi là “lò luyện kim” nầy. Tất cả các lãnh tụ cao cấp đều không ai dám bình luận điều gì, duy mỗi một tiếng nói duy nhất phát ra trong giai đoạn nầy là tiếng của Mao.

Nguyên Tác Hoa Ngữ: Mao Trạch Ðông, Tư Nhân Bác Sĩ Hồi Ký Lục
Tác Giả: Dr. Li Zhisui (Bác Sĩ Lý Chí Thỏa)
Trần Trung Ðạo trích và lược dịch
Trí Việt trích đăng với sự đồng ý của dịch giả.

Leave A Reply

Your email address will not be published.